PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 16_P12 final-124-128.pdf

124 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY DEVELOPING HUMAN RESOURCES IN THE LOGISTICS INDUSTRY IN THE CONTEXT OF DIGITAL TRANSFORMATION IN VIETNAM TODAY TÔ VĂN TUẤN Khoa Quản trị - Tài chính, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Email liên hệ: [email protected] Tóm tắt Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang có ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết các ngành nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực logistics. Xu hướng chuyển đổi từ hình thức kinh doanh truyền thống sang các nền tảng kỹ thuật số ngày càng trở nên phổ biến và được xem là giải pháp tối ưu để các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu. Trong bối cảnh này, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống logistics dựa trên công nghệ số, đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao hơn so với logistics truyền thống. Sự phát triển nguồn nhân lực trong thời đại số hóa không chỉ là mở rộng về số lượng mà còn nâng cao chất lượng và cơ cấu nhân sự để đáp ứng yêu cầu mới từ quá trình chuyển đổi số trong ngành cũng như các doanh nghiệp logistics. Từ khóa: Logistics, phát triển, nguồn nhân lực, chuyển đổi số, Việt Nam. Abstract The 4.0 industrial revolution is having a profound impact on most industries, especially in the field of logistics. The trend of converting from traditional business forms to digital platforms is becoming increasingly popular and is considered the optimal solution for businesses to expand export and import markets. In this context, the human factor plays an important role in operating a logistics system based on digital technology, requiring higher professional skills than traditional logistics. Human resource development in the digital age is not only expanding in quantity but also improving quality and human resource structure to meet new requirements from the digital transformation process in the industry as well as logistics businesses. Keywords: Logistics, development, human resources, digital transformation, Vietnam. 1. Đặt vấn đề Logistics là quá trình quản lý, lập kế hoạch, thực hiện và phối hợp các hoạt động liên quan đến việc vận tải, bảo quản và quản lý sản phẩm cũng như dịch vụ. Các công việc trong quy trình này bao gồm đóng gói, giao nhận, lưu trữ, quản lý kho, xử lý đơn đặt hàng, vận chuyển và giải quyết các vấn đề trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu chính của logistics là tối ưu hóa quy trình phân phối, đảm bảo hàng hóa được chuyển từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả, an toàn và đúng hạn, đồng thời giảm chi phí và nâng cao hiệu suất. Chuyển đổi số trong ngành logistics là quá trình tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào các hoạt động của chuỗi cung ứng, nhằm nâng cao toàn diện từ tư duy, tầm nhìn, giá trị đến phương thức vận hành của một doanh nghiệp logistics. Các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và Dữ liệu lớn (Big Data) được áp dụng vào các quy trình như mua sắm, lưu kho, vận chuyển, phân phối, quản lý kho bãi, xử lý đơn hàng, thanh toán và chăm sóc khách hàng. Điều này giúp tăng cường hiệu suất hoạt động, giảm thiểu chi phí và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Hiện tại, Việt Nam có trên 30.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó, doanh nghiệp trong nước chiếm 89%, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 95%), còn 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài [1]. Tuy nhiên, ngành logistics tại Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là về vấn đề nhân lực. Lực lượng lao động hiện nay chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của ngành dịch vụ logistics, cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thêm vào đó, phần lớn các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu kinh nghiệm, thiếu tính chuyên nghiệp, và nguồn nhân lực được đào tạo bài bản vẫn còn hạn chế. Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, đã đề ra mục tiêu đến năm 2030, ngành dịch vụ logistics sẽ đóng góp từ 6 - 8% vào GDP; đạt tốc độ
125 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) tăng trưởng trung bình hàng năm từ 15 - 20% và xếp hạng theo chỉ số LPI toàn cầu đạt thứ 45 trở lên. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là con đường cần thiết để đạt được những mục tiêu này [1]. Ngoài ra, việc Chính phủ ban hành Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021, sửa đổi và bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với ngành logistics [2,3]. Trong đó, nguồn nhân lực được xác định là một trong những vấn đề khó khăn nhất, do thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng và chưa được đào tạo một cách bài bản. Vì thế, bài viết này đã tiến hành nghiên cứu về tình hình thực tế của nguồn nhân lực trong ngành logistics tại Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics trong tương lai. 2. Thực trạng nguồn nhân lực ngành Logisctics của Việt Nam hiện nay Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64 trong tổng số 160 quốc gia về mức độ phát triển logistics và xếp thứ tư trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore, Malaysia và Thái Lan [4]. Số liệu từ Sách Trắng VLA 2018 của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam cho thấy, số lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam đã tăng từ 22.366 doanh nghiệp năm 2016 lên khoảng 30.971 doanh nghiệp vào năm 2018, tức là tăng 30% [5]. Từ số liệu này, có thể ước tính quy mô nhân lực trung bình tại các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam là khoảng 20 người/doanh nghiệp. Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay Việt Nam có khoảng 34.500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và được xếp hạng thứ 11 trong số 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu [4]. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong ngành cho rằng nhân lực mỏng và yếu đang làm giảm khả năng tận dụng các cơ hội trên thị trường. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngành logistics của Việt Nam cần phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, bao gồm kỹ năng, kiến thức chuyên môn và khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành. Hiện tại, nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam chủ yếu được tuyển dụng từ các đại lý hãng tàu và các công ty giao nhận vận tải biển. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực chỉ đạt khoảng 20% so với nhu cầu thực tế, với chất lượng còn thấp và chưa đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu. Nhiều vị trí trong ngành vẫn cần được đào tạo thêm. Tình trạng này dẫn đến việc thiếu hụt nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng, một phần do việc lựa chọn nhân lực từ các ngành nghề khác và đào tạo nội bộ. Nhu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong giai đoạn 2018 - 2030 ước tính vào khoảng 1,6 triệu người. Cùng với đó, nhu cầu lao động logistics cần được đào tạo trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cũng vào khoảng 600.000 người. Do vậy, đến năm 2030, Việt Nam sẽ cần khoảng 2,2 triệu lao động trong lĩnh vực logistics, trong đó có khoảng 200.000 lao động chất lượng cao, được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ [6]. Mặc dù nhu cầu nhân lực trong ngành logistics rất lớn, nhưng quy mô đào tạo còn khá hạn chế. Trên phạm vi cả nước, hiện nay có khoảng 52 trường đại học tổ chức tuyển sinh, đào tạo ngành hoặc chuyên ngành logistics, và số lượng sinh viên vào học chuyên ngành này chưa nhiều. Bên cạnh đó, có khoảng 32 trường cao đẳng đào tạo logistics hoặc các chuyên ngành liên quan với quy mô hàng năm từ 800 đến 1.000 sinh viên. Tuy nhiên, các trường đại học và cao đẳng đang gặp khó khăn do phải tự túc toàn bộ kinh phí, đòi hỏi nguồn lực lớn để phát triển quy mô. Phần lớn giảng viên hiện nay dù có phương pháp sư phạm và trình độ chuyên môn tốt nhưng lại hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn. Điều này cho thấy cả quy mô đào tạo chính quy dài hạn và các chương trình đào tạo ngắn hạn vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nhân lực logistics của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại. Tự đào tạo vẫn là phương thức phổ biến trong các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam. Do khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao, phần lớn doanh nghiệp buộc phải tự đào tạo và bổ sung kiến thức, kỹ năng cho nhân viên dựa trên điều kiện hiện có. Các hình thức tự đào tạo thường gặp bao gồm: Đào tạo thông qua công việc với sự hướng dẫn từ những nhân viên có kinh nghiệm cho nhân viên mới, tổ chức các khóa đào tạo nội bộ do công ty tự thiết kế hoặc mời chuyên gia đến giảng dạy trực tiếp tại doanh nghiệp. Gần 85,7% các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam phải tự tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ cho nhân viên thông qua thực tiễn công việc. Đáng chú ý, một số công ty lớn đã đầu tư vào các trung tâm đào tạo chuyên biệt về logistics nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển lâu dài. Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh về chất lượng nhân lực trong ngành logistics cho thấy 53,3% doanh nghiệp đang gặp khó khăn do thiếu hụt nhân viên có trình độ chuyên môn
126 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) và kiến thức về logistics. Đồng thời, 30% doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo lại nhân sự và chỉ 6,7% các doanh nghiệp cảm thấy hài lòng với trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên [7]. Đặc biệt, nhân lực phục vụ cho dịch vụ logistics quốc tế vẫn gặp nhiều hạn chế, đặc biệt là về kỹ năng ngoại ngữ, trình độ chuyên môn và các kỹ năng mềm khác. 3. Cơ hội và thách thức của chuyển đổi số đối với nhân lực logistics Việt Nam 3.1. Cơ hội Khi chuyển đổi số ngày càng trở thành một chiến lược quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp logistics, việc phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp các tổ chức nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh, đồng thời tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển vượt trội. Nói cách khác, chuyển đổi số mang lại cả cơ hội và thách thức cho ngành logistics và sự phát triển của nhân lực logistics. Chuyển đổi số không chỉ làm thay đổi bản chất công việc của nhân viên logistics mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong quản lý nhân lực logistics, tăng cường sự hài lòng của nhân viên và khuyến khích đầu tư vào đào tạo nhân lực trong ngành này. Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu và tác động mạnh mẽ đối với ngành dịch vụ logistics và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, việc giao tiếp và trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong chuỗi logistics đã trở nên thuận tiện hơn. Từ sau năm 2000, sự ra đời của Internet, lượng dữ liệu lớn (Big Data), và trí tuệ nhân tạo (AI) đã tạo ra những thay đổi lớn. Trong bối cảnh này, nhiều bước trong quy trình logistics đã được tự động hóa nhờ vào robot và phần mềm. Vì vậy, các doanh nghiệp logistics cần điều chỉnh chiến lược phát triển theo hướng áp dụng công nghệ thông tin cho quy trình giao nhận và vận tải trong logistics, đặc biệt là việc sử dụng lệnh giao hàng điện tử (ED/O - Electronic Delivery Order). Nhờ lệnh điện tử, nhiều loại chứng từ truyền thống như giấy giới thiệu, giấy ủy quyền và thông báo hàng đến đã được loại bỏ. Điều này có thể dẫn đến việc giảm bớt một số bước trong quá trình giao nhận vận tải, đặc biệt là bước “lấy lệnh”. Điều này cũng đòi hỏi các công ty logistics phải chuyển đổi cơ cấu nhân sự từ việc dựa vào số lượng lớn lao động với kinh nghiệm cá nhân sang việc áp dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là các phần mềm để kết nối và trao đổi thông tin liên quan đến lô hàng. Số lượng nhân viên làm việc trực tiếp sẽ giảm, chi phí cho lao động tay chân sẽ giảm, trong khi chi phí cho nhân viên có kỹ năng công nghệ thông tin sẽ tăng lên. 3.2. Thách thức Chuyển đổi số mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời tạo ra không ít thách thức cho ngành logistics Việt Nam. Một trong những thách thức lớn nhất là việc thay đổi mô hình kinh doanh, cùng với những trở ngại liên quan đến vốn và nhân lực, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nhân tài cần thiết để thực hiện quá trình chuyển đổi thành công. Phát triển nguồn nhân lực logistics trong bối cảnh chuyển đổi số là rất quan trọng, không chỉ cho sự phát triển của thương mại mà còn cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics ở Việt Nam vẫn gặp nhiều bất cập và hạn chế. Nguồn nhân lực hiện tại không đủ về số lượng và yếu về chất lượng để đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số. Nhân lực trong ngành logistics đã phát triển từ thời kỳ Pháp thuộc và hiện nay được phân chia thành ba nhóm chính: Quản lý cấp cao, quản lý cấp trung, và nhân viên trực tiếp. Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện tại chỉ đáp ứng được khoảng 40-50% nhu cầu của ngành. Sự thiếu hụt này đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp logistics trong nước. Chất lượng nhân lực vẫn còn yếu, đặc biệt là sự thiếu hụt nhân sự cấp cao, kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm việc các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, thiếu các kế hoạch dài hạn cho việc sử dụng và quản lý nhân sự, và công tác đào tạo chưa được đầu tư đúng mức, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Ngoài ra, người lao động còn thiếu kiến thức chuyên môn, kỹ năng tin học và các kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, công tác đào tạo hiện nay còn gặp nhiều bất cập: Thiếu các viện và trung tâm đào tạo chuyên sâu, chương trình giảng dạy chưa sát thực tế, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, và thiếu sự hiểu biết toàn diện về công nghệ thông tin. Mặc dù hiện có khoảng 52 trường đại học đào tạo về logistics, nhưng các cơ sở này vẫn gặp khó khăn về nguồn lực giảng viên, đặc biệt là giảng viên có chuyên môn cao, khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ và kinh nghiệm thực tế. Chương trình đào tạo còn thiếu sự đồng nhất về chuẩn đầu ra, thiếu giáo trình, cơ sở vật chất thực hành và kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp. Ngoài ra, lực lượng lao động trực tiếp vẫn chiếm
127 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) ưu thế và thường có trình độ học vấn thấp, với công việc chủ yếu bao gồm bốc xếp, kiểm đếm và lái xe vận tải, ít tiếp xúc với công nghệ tiên tiến và phần mềm sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý không kịp cập nhật kiến thức và thông tin mới về công nghệ, dẫn đến khó khăn trong việc đưa ra quyết định giải pháp. Thêm vào đó, cũng thiếu đội ngũ chuyên gia tư vấn cho các dự án logistics ứng dụng công nghệ cao. 4. Giải pháp phát triển nhân lực logistics trong bối cảnh chuyển đổi số Nhằm đẩy mạnh số lượng cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành logisitcs của Việt Nam trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp sau: Một là, cần thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, hiệp hội và các trường đại học nhằm xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc, đảm bảo người lao động có đủ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Bên cạnh việc đào tạo kiến thức chuyên môn, cần tập trung đào tạo về công nghệ số và ứng dụng trong logistics. Các giải pháp cụ thể bao gồm: Triển khai các khóa đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp liên quan đến công nghệ số; tổ chức các chương trình tham quan, thực tập và định hướng nghề nghiệp trong môi trường số; tổ chức các cuộc thi học thuật và chương trình phát triển kỹ năng số; thúc đẩy hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học liên quan đến chuyển đổi số; thành lập quỹ học bổng và tổ chức hội thảo với sự tham gia của các doanh nghiệp hàng đầu và chuyên gia quốc tế về chuyển đổi số. Các bên liên quan cần đồng thời nâng cao chất lượng và số lượng nhân lực, đặc biệt tập trung vào các vị trí đòi hỏi kỹ năng số, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong tương lai. Hai là, Hiệp hội Logistics nên đóng vai trò kết nối giữa các hiệp hội logistics quốc gia và địa phương, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Điều này sẽ giúp đồng bộ hóa yêu cầu về nhân lực và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Tạo ra một hệ sinh thái kết nối giữa trường đại học, tổ chức đào tạo và doanh nghiệp để chia sẻ tài nguyên, tối ưu hóa chi phí đào tạo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Hiệp hội có thể tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm giữa các doanh nghiệp và nhà trường để thảo luận về xu hướng chuyển đổi số trong logistics, từ đó giúp điều chỉnh nội dung đào tạo và phương pháp giảng dạy. Sự kết nối này cũng giúp phát triển chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Ba là, các trường đại học cần cải thiện phương pháp, nội dung và chương trình đào tạo. Việc nghiên cứu và tham khảo các chương trình đào tạo từ những quốc gia thành công trong lĩnh vực logistics sẽ giúp cập nhật và chuẩn hóa chương trình học tại Việt Nam. Cần chú trọng nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành. Các trường và trung tâm đào tạo cần kết hợp giảng dạy lý thuyết với thực tiễn, cung cấp cho sinh viên cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế qua các chuyến tham quan và thực tập tại các doanh nghiệp logistics lớn. Nghiên cứu mở rộng các nguồn học bổng cho sinh viên xuất sắc và hỗ trợ tài chính cho sinh viên khó khăn. Đồng thời, xây dựng nền tảng trực tuyến (E-platform) cho đào tạo logistics, cung cấp tài liệu học tập, giảng dạy, hỗ trợ E-learning và kết nối giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tuyển dụng. Các trường và doanh nghiệp cần hợp tác để thành lập các trung tâm nghiên cứu, qua đó phát triển và ứng dụng các giải pháp công nghệ trong logistics, góp phần nâng cao chất lượng nhân lực ngành này. Thêm vào đó, việc đào tạo theo mô hình học việc (apprenticeship) sẽ giúp sinh viên không chỉ học lý thuyết mà còn có cơ hội thực hành trong môi trường doanh nghiệp thực tế, từ đó phát triển kỹ năng làm việc và nâng cao sự sẵn sàng cho thị trường lao động. Đặc biệt, để nâng cao năng lực chuyển đổi số cho học viên, các trường đại học nên tích hợp các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (blockchain) và dữ liệu lớn (big data) vào nội dung giảng dạy logistics. Việc này giúp học viên làm quen và áp dụng công nghệ số trong các quy trình logistics thực tế. Thiết kế các khóa học chuyên biệt về chuyển đổi số trong logistics, cung cấp kiến thức và kỹ năng về quản trị công nghệ, phân tích dữ liệu và tự động hóa quy trình. Nâng cấp các phòng thí nghiệm và trang thiết bị công nghệ, đồng thời xây dựng môi trường học tập số hóa (digital learning environment) để tạo điều kiện cho học viên thực hành và nghiên cứu các giải pháp số trong logistics. Bốn là, các doanh nghiệp cần chú trọng vào đào tạo và tuyển dụng nhân lực logistics. Tổ chức các khóa đào tạo định kỳ về thay đổi trong chính sách pháp luật và công nghệ mới. Các doanh nghiệp logistics cần thường xuyên tổ chức các khóa học về kỹ năng công nghệ số, kỹ năng làm việc với hệ thống quản lý chuỗi cung ứng tự động, và phần mềm quản lý logistics. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo để phù hợp với từng vị trí công việc và chức danh. Tăng cường các chương trình thực tập cho sinh viên chuyên ngành logistics để tìm kiếm nhân lực phù hợp, rút ngắn thời gian đào tạo hòa nhập sau khi tuyển dụng. Đồng thời, nghiên cứu và đưa ra các chính sách phúc lợi hấp dẫn, môi trường làm việc thân thiện và cơ hội phát triển nghề nghiệp để thu hút và giữ chân nhân tài trong ngành logistics.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.