Content text Đề 3 - Luyện thi ĐGNL ĐHQG TPHCM 2024 - Môn Hóa Học (Bản word có giải).pdf
Trang 1 / 5 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỀ THI MẪU SỐ 3 – TLCST4272 Họ và tên thí sinh: ................................................ Số báo danh: ................................................ Thời gian làm bài: ... phút (không kể thời gian phát đề) Tổng số câu hỏi: .... câu Tổng số trang: ... trang Dạng câu hỏi: Trắc nghiệm, với 4 phương án lựa chọn (Trong đó, chỉ có 1 phương án đúng) Cách làm bài: Tô đậm phương án đã chọn vào phiếu trả lời
Trang 2 / 5 PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Câu 71: Cho các phát biểu sau: 1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau. 2. Phản ứng bất thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 1 chiều xác định. 3. Cân bằng hoá học là trạng thái mà phản ứng xảy ra hoàn toàn. 4. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hoá học, lượng các chất không thay đổi. 5. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hoá học, phản ứng dừng lại. Các phát biểu sai là A. 2, 3. B. 3, 4. C. 3, 5. D. 4, 5. Câu 72: Nguyên tử nguyên tố X có Z = 15. Nhận xét nào sau đây về nguyên tố X là không chính xác? A. X là nguyên tố phi kim. B. X có 5 electron lớp ngoài cùng. C. X là nguyên tố s. D. X có thuộc chu kì 3. Câu 73: Chia hỗn hợp hai ankin thành hai phần bằng nhau: - Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 1,76 gam CO2 và 0,54 gam nước. - Phần 2 tác dụng với dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 tham gia phản ứng là A. 6,4 gam. B. 3,2 gam. C. 1,6 gam. D. 4,0 gam. Câu 74: Có 3 dung dịch không màu đựng trong 3 lọ mất nhãn: AlCl3, CaCl2 và BaCl2. Để phân biệt 3 dung dịch trên cần dùng A. dung dịch Na2CO3 và dung dịch H2SO4. B. dung dịch NaOH và dung dịch HCl. C. dung dịch NH3 và đốt trên ngọn lửa đèn khí. D. dung dịch K2CrO4 và đốt trên ngọn lửa đèn khí.
Trang 3 / 5 Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau từ câu 75 đến câu 77: Theo nghiên cứu của Đại học Harvard vào năm 2013, trẻ em trong những khu vực sinh sống có nguồn nước nhiễm Flo có chỉ số IQ trung bình thấp hơn so với những vùng khác. Ion F- (fluoride) có độc tính với hệ thần kinh. Với lượng tương đối thấp: 0,2 gam ion F- trên cơ thể có trọng lượng 70kg có thể gây tử vong. Tuy nhiên, để giúp men răng thêm chắc và chống chọi các bệnh về sâu răng, ion F - được thêm vào nước uống đóng chai với nồng độ 1mg ion F- trên 1L nước. Trong các loại kem đánh răng, ion F- được bổ sung một lượng nhỏ dưới dạng muối sodium fluoride (NaF). Biết số hiệu nguyên tử của Na, F lần lượt là 11 và 9 Câu 75: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. NaF là hợp chất ion với nguyên tử Na nhường electron, F nhận electron. B. Lượng ion F- không gây độc là 1 mg/ lít. C. NaF là hợp chất cộng hoá trị với nguyên trử Na nhường electron, F nhận electron. D. Lượng ion F- có thể gây tử vong là 0,2 g/ 70 kg. Câu 76: Một bạn học sinh nặng khoảng 70 kg sử dụng loại nước chứa ion F- với lượng 1 mg/lít để giúp men răng chắc khoẻ, chống sâu răng. Sau khi đọc thông tin về độc tính của ion F- , bạn học sinh rất lo lắng. Thể tích nước mà bạn học sinh này uống một ngày là bao nhiêu lít thì ion F- có trong nước đạt đến mức có thể gây độc tính? A. 100. B. 150. C. 200. D. 250. Câu 77: Theo hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, một người trưởng thành nên bổ sung 3 mg F- mỗi ngày dưới dạng muối NaF để ngăn ngừa sâu răng. Lượng NaF không gây độc cho cơ thể khi ở mức 3,19.10-2 g/kg cơ thể. Một mẫu kem đánh răng chứa 0,28% NaF, khối lượng mẫu kem đánh răng mà một người nặng 50 kg có thể nuốt nhưng không gây độc tính với cơ thể là A. 569,64 gam. B. 523,91 gam. C. 514,78 gam. D. 545,55 gam. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau từ câu 78 đến câu 80:
Trang 4 / 5 Chất lượng xăng của động cơ đốt trong được xác định bởi tốc độ chảy của hỗn hợp xăng và không khí. Khi tốc độ cháy không điều hòa thì trong động cơ có hiện tượng "kích nỗ", làm cho động cơ bị "giật". Người ta nhận thấy các hiđrocacbon mạch thẳng trong xăng có khuynh hưởng gây ra hiện tượng kích nổ, còn các hiđrocacbon mạch nhánh chảy điều hòa. Khi đó chất lượng xăng được đánh giá qua "chỉ số octan". Chỉ số octan của xăng (Octane Number) là một đại lượng quy ước đặc trưng cho tính chống kích nổ của nhiên liệu. Trị số này được đo bằng % thể tích của isooctan (2,2,4- trimetylpentan) có trong hỗn hợp của nó với heptan và có khả năng chống kích nổ tương đương khả năng chống kích nổ của nhiên liệu thí nghiệm ở điều kiện chuẩn. Câu 78: Công thức của isooctan (2,2,4-trimetylpentan) là A. (CH3)3CCH2CH(CH3)2. B. (CH3)3CCH(CH3)CH2CH3. C. (CH3)2CHCH2CH(CH3)2. D. (CH3)2CHCH(CH3)CH2CH3. Câu 79: Ở các cây xăng ta thường nhìn thấy ghi A83, A90, A92. Các con số 83, 90, 92 có ý nghĩa gì? A. Là chỉ số octan của xăng. B. Là chỉ số heptan của xăng. C. Là phần trăm thể tích octan trong xăng. D. Là phần trăm thể tích heptan trong xăng. Câu 80: Xăng có chất lượng "tiêu chuẩn" khi chỉ số octan bằng 100 nghĩa là xăng tiêu chuẩn được giải thích có thành phần chi gồm hoàn toàn chất 2,2,4-trimetylpentan (isooctan). Nếu xăng chỉ gồm hoàn toàn là heptan thì được đánh giá có chỉ số octan bằng 0. Người ta quy ước isooctan có chỉ số octan là 100, còn heptan có chỉ số octan là 0. Theo cách đánh giá như vậy chỉ số octan của benzen là 106, của toluen là 120. Vậy có một loại xăng có thành phần theo khối lượng như sau: octan 57%; n-heptan 26%; benzen 7,8%; toluen 9,2%. Chỉ số octan của loại xăng đó là A. 70,368. B. 76,308. C. 73,608. D. 78,603.