Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn LỊCH SỬ - Đề 29 - File word có lời giải.doc
1 ĐỀ THAM KHẢO CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỀ 29 (Đề thi có … trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên:…………………………………. Số báo danh:……………………………… PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây đi lên chủ nghĩa xã hội? A. Nhật Bản. B. Hà Lan. C. Mông Cổ. D. Thái Lan. Câu 2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785) là thắng lợi quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống thế lực ngoại xâm nào sau đây? A. Xiêm. B. Thanh. C. Đường. D. Nguyên. Câu 3. Nguyên thủ của quốc gia nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (2-1945)? A. Mĩ. B. Bỉ. C. Hàn Quốc. D. Triều Tiên. Câu 4. Trong giai đoạn 1976 - 1999, quốc gia nào sau đây gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 10? A. Cam-pu-chia. B. Thái Lan. C. Mi-an-ma. D. Hàn Quốc. Câu 5. Cộng đồng ASEAN hướng đến mục tiêu nào sau đây? A. Xây dựng tổ chức hợp tác liên chính phủ. B. Xây dựng liên minh chính trị - quân sự. C. Thúc đẩy cách mạng công nghiệp lần ba. D. Thống nhất thị trường và quốc gia, dân tộc. Câu 6. Năm 1945, chế độ phong kiến ở Việt Nam chính thức chấm dứt sau khi A. phát xít Nhật Bản rút quân khỏi Việt Nam. C. khởi nghĩa ở Hà Nội thành công. C. vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. D. nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Câu 7. Trong thời kì 1945-1954, quân dân Việt Nam đã mở chiến dịch nào sau đây để tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp? A. Tây Nguyên. B. Trung Lào. C. Thượng Lào. D. Điện Biên Phủ. Câu 8. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973) của đế quốc Mĩ được triển khai với A. hệ thống cố vấn của đồng minh. B. sự tham gia của các nước Tây Âu. C. toàn bộ quân viễn chinh của Mĩ. D. sự chỉ huy của hệ thống cố vấn. Câu 9. Đường lối Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm 1996 – 2006 tập trung vào nội dung nào sau đây? A. Hình thành nền cơ chế kế hoạch hoá. B. Thực hiện ba chương trình chính trị lớn. C. Đẩy lùi và triệt tiêu được lạm phát. D. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Câu 10. Trong những năm 1905 - 1909, Phan Bội Châu có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Tham gia vào Quốc tế Cộng sản. B. Tìm kiếm sự ủng hộ của ASEAN. C. Tìm kiếm sự ủng hộ từ Nhật Bản. D. Gia nhập vào Đảng Cộng sản Pháp. Câu 11. Trong những năm 1975 - 1985, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Tham gia vào tổ chức Liên minh châu Âu. B. Mở rộng quan hệ đối ngoại với Mĩ. C. Kí Hiệp định Pari với Chính phủ Mĩ. D. Đẩy mạnh hợp tác với các nước Đông Âu. Câu 12. Năm 1951, Hồ Chí Minh có hoạt động nào sau đây? A. Soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. B. Lãnh đạo toàn dân tiến hành Tổng khởi nghĩa.
3 B. Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc chủ yếu bằng máy bay B52. C. Mĩ tiến hành những hoạt động chống phá cách mạng miền Bắc Việt Nam. D. triển khai khi quân đội Mĩ đã giành được thế chủ động trên chiến trường. Câu 23. Thực tiễn công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay cho thấy A. con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chỉ diễn ra khi đất nước có hoà bình. B. đổi mới kinh tế thành công đã tác động mạnh mẽ tới các lĩnh vực khác. C. nền kinh tế thị trường nhiều thành phần chịu chi phối của kinh tế cá thể. D. quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa và cách mạng ruộng đất trong thời bình. Câu 24. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng về hoạt động đối ngoại của Việt Nam đầu thế kỉ XX đến trước năm 1945 và thời kỳ 1945 – 1975? A. Độc lập dân tộc bị đe doạ nghiêm trọng bởi các thế lực phản cách mạng. B. Tiến hành khi Việt Nam trong thời kì xây dựng nhà nước theo chế độ mới. C. Không tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại với các thế lực thống trị. D. Mục đích bảo vệ toàn vẹn độc lập, dân chủ, chủ quyền lãnh thổ quốc gia. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: "Sự hình thành Cộng đồng đã đưa ASEAN trở thành một tổ chức khu vực khá gắn kết với mức độ và phạm vi hợp tác được nâng cao hơn nhiều so với trước đây và đóng vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á nói riêng và khu vục châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Cộng đồng ASEAN năm 2015 là kết quả của tầm nhìn chung và nỗ lực của cả 10 nước thành viên trong triển khai tầm nhìn ASEAN 2020 cùng hàng loạt chương trình và kế hoạch tiếp nối sau đó để hướng tới mục tiêu một ASEAN "gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và có trách nhiệm về xã hội". (Vũ Hồ, “ASEAN: Hành trình năm mươi lăm năm từ quá khứ đến tương lai”, Tạp chí Cộng sản online, ngày 29-8-2022) a) Đoạn tư liệu đề cập đến sự ra đời của Cộng đồng ASEAN trong bối cảnh trật tự thế giới hai cực I-an-ta đang trên bờ vực của sự sụp đổ. b) Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN đã góp phần nâng cao mức độ gắn kết và sự hợp tác ngày càng hiệu quả giữa các quốc gia thành viên. c) Việc ra đời của Cộng đồng ASEAN cho thấy sự nâng cao mức độ nhất thể hoá khu vực của tổ chức với một đồng tiền chung trong khối. d) Cộng đồng ASEAN ra đời chứng tỏ tổ chức ASEAN đã trở thành một tổ chức liên minh khu vực lớn nhất và chặt chẽ nhất của thế giới. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: "Chúng ta đã thắng, trước hết do Đảng ta giữ vững độc lập, tự chủ trong việc vạch ra đường lối cách mạng, đường lối chiến tranh nhân dân, đã từng bước nắm được quy luật của chiến tranh cách mạng để chỉ đạo cuộc kháng chiến một cách sáng tạo. Ta đã đánh giá đúng lực lượng so sánh giữa ta và địch, thấy rõ nguồn gốc sức mạnh của ta là tinh thần làm chủ của nhân dân, là thế tiến công của cách mạng, trên cơ sở đó, đã chú trọng xây dựng thế và lực của ta cả về chính trị và quân sự ngày càng vững mạnh, đồng thời ta biết nắm thời cơ và tạo ra bất ngờ". (Lê Duẩn, Thư vào Nam, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr. 197). a) Đoạn tư liệu đề cập đến nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam.