PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text GIÁO ÁN WORD KHBD SGK 5512 - LỊCH SỬ 10 - KNTT- KHÔNG CỘT (HỌC KÌ 2).docx


BÀI 8: HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU VĂN MINH ĐÔNG NAM Á CỔ -TRUNG ĐẠI (t1) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Biết cách sưu tầm và sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu về lịch sử văn minh Đông Nam Á. - Trình bày được các thời kì phát triển của văn minh Đông Nam Á. - Nêu được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á về tôn giáo và tín ngưỡng, văn tự và văn học, kiến trúc và điêu khắc. - Biết trân trọng giá trị trường tồn của các di sản văn minh Đông Nam Á, tham gia bảo tồn các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng 2. Về năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực riêng: + Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử , trình bày, giải thích, phân tích...sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập nhận thức mới. + Trên cơ sở đó góp phần hình thành và phát triển các năng lực: Tìm hiểu lịch sử, nhận thức lịch sử, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học. 3. Về phẩm chất: - Biết trân trọng giá trị trường tồn của các di sản văn minh Đông Nam Á thời kì cổ Trung đại, tham gia bảo tồn các di sản văn minh ở Đông Nam Á nói chung và ở Việt nam nói riêng. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Giáo án (kế hoạch dạy học): Dựa vào nội dung của Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS. - Một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10. - Máy chiếu (nếu có) . 2. Học sinh: - Sách giáo khoa - Tranh ảnh tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV III. TIẾN TRÌNH DẠY -HỌC: LỊCH SỬ LỚP 10 – HỌC KÌ 2
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của HS.Tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới b. Nội dung : Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm: HS hoàn thành các câu trả lời d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Giáo viên cho HS Nhìn vào hình lá cờ, trang phục, truyền thống đoán tên quốc gia? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới. Vào năm 1814, một nhóm người châu Âu đã phát hiện khu đến tháp Bô-rô-bu-đua (In- đô-nê-xi-a). Tuy khu đền bị bao phủ bởi đất đá và cây cỏ nhưng mọi người đều kinh ngạc về sự kì vĩ của nó. Trong nhiều thập kỉ sau đó, UNESCO cùng nhiều nhà khoa học trên thế giới đã tham gia trùng tu phục chế công trình này và đến đầu năm 1983
mới hoàn thành. Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời cổ – trung đại còn được bảo tồn đến ngày nay. Tại sao khu đến tháp Bô-rô-bu-đua thu hút được sự quan tâm, đầu tư phục dựng như vậy? Ngoài công trình này, em còn biết đến công trình kiến trúc hoặc thành tựu nào khác của nền văn minh Đông Nam Á thời cổ – trung đại. Nền văn minh này đã trải qua hành trình phát triển như thế nào Chúng ta cùng hiểu qua bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời cổ – trung đại a. Mục tiêu: - Trình bày được các thời kì phát triển của văn minh Đông Nam Á. b. Nội dung : Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi và hoàn thành bảng sau: ? Lập niên biểu các thời kì phát triển văn minh Đông Nam Á từ khi hình thành đến giữa thế kỉ XIX STT Thời kì Nội dung chính 1 Thời kì từ những thế kỉ trước Công nguyên đến thế kỉ VII 2 Thời kì từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV 3 Thời kì từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX Nhiệm vụ 2: Làm bài tập - GV yêu cầu HS nối cột các dữ liệu sao cho hợp lí 1.Hà Lan a. Miến Điện, Mã Lai 2.Pháp b. Đông-ti-mo 3.Anh c. In-nô-nê-xi-a 4.Tây Ban Nha d.Việt Nam, Lào, Căm-pu-chia 5.Bồ Đào Nha e. Phi-lip-pin Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV gợi ý bằng 1 số câu hỏi sau ? Kể tên 1 số quốc gia Đông Nam Á ra đời từ đầu công nguyên đến thế kỉ VII? ? Kể tên 1 số quốc gia Đông Nam Á ra đời từ thế kỉ VII đến thế kỉ X? ? Nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ du nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng những con đường nào?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.