PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text KHBD Word - TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở TB (1).docx

1 BÀI 2. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT (Tiết 3-7) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Khái niệm dinh dưỡng ở thực vật; Vai trò của nước, nguyên tố dinh dưỡng khoáng, của thoát hơi nước; Quan sát, nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu nguyên tố khoáng; Quá trình, cơ chế, động lực và nhân tố ảnh hưởng của trao đổi nước và ion khoáng trong cây. 2. Năng lực - Bước đầu nhận biết được biểu hiện của cây khi thiếu nước và dinh dưỡng khoáng. - Trình bày được tỉ lệ nước trong mô thực vật, liệt kê được 4 vai trò của nước đối với thực vật. - Trình bày được khái niệm, vai trò dinh dưỡng ở thực vật, liệt kê được 17 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu. Phân biệt được nhóm nguyên tố đa lượng và nhóm nguyên tố vi lượng (hàm lượng, nguyên tố; vai trò). Nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng (qua dấu hiệu đặc trưng của lá). Có những biện pháp tưới nước và bón phân hợp lý cho cây trồng. - Mô tả được 3 giai đoạn của quá trình trao đổi nước trong cây: Hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. - Trình bày được sự hấp thụ nước theo cơ chế thụ động; hấp thụ ion khoáng theo cơ chế thụ động và chủ động. Giải thích được tính ưu trương của dịch tế bào rễ có được là do nồng độ các chất tan trong dịch rễ cao và nhờ quá trình thoát hơi nước ở lá. - Mô tả được con đường gian bào; con đường tế bào chất vận chuyển nước, ion khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ. - Giải thích được tại sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết. - Phân biệt 2 dòng vận chuyển các chất trong cây (mạch gỗ và mạch rây) theo các tiêu trí: cấu tạo; thành phần dịch vận chuyển; chiều di chuyển của các chất; động lực vận chuyển các chất. - Giải thích được tại sao thân cây cao 100m vẫn đưa được nước lên cao. - Liệt kê được 2 con đường thoát hơi nước; trình bày được điểm khác nhau giữa 2 con đường đó. - Mô tả được 2 thành phần cấu tạo khí khổng; cơ chế đóng mở khí khổng; Liệt kê được 2 tác nhân chính ảnh hưởng đến đóng mở khí khổng. - Trình bày được 3 vai trò của thoát hơi nước. - Liệt kê được 3 nguồn cung cấp nitrogen cho cây; Trình bày được quá trình biến đổi nitrate và ammonium trong cây; Giải thích được ý nghĩa sự hình thành amide trong cơ thể thực vật. - Liệt kê được 7 từ khóa của bài trao đổi nước và muối khoáng qua trò chơi tìm ô chữ. 3. Phẩm chất -HS chăm chỉ, tự giác trong việc nghiên cứu SGK và làm phiếu học tập về trao đổi nước và muối khoáng. - HS có ý thức trong việc chăm sóc và bảo vệ cây xanh, cảnh quan trường học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy tính, máy chiếu - Phiếu học tập 01: Tìm hiểu vai trò của nước và chất khoáng. - Phiếu học tập số 02: Tìm hiểu sự hấp thụ nước, muối khoáng và vận chuyển các chất trong cây.
2 - Phiếu học tập số 03: Tìm hiểu sự thoát hơi nước. - Phiếu học tập 04: Tìm hiểu dinh dưỡng nitrogen ở thực vật. - Tranh ảnh, video về quá trình hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước qua lá. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu 1. Mục tiêu Bước đầu nhận biết được biểu hiện của cây khi thiếu nước và dinh dưỡng khoáng. 2. Nội dung Trò chơi “Bắt bệnh cho cây”. Xác định bệnh của cây qua các hình ảnh. - Hình ảnh 1: Một chậu cây bị héo - Hình ảnh 2: Mẫu lá có màu vàng - Hình ảnh 3: Một chậu cây xanh tốt 3. Sản phẩm học tập - HS nói các từ khoá. - Từ khóa cây bị thiếu nước; cây bị thiếu chất dinh dưỡng; cây đủ nước và chất dinh dưỡng. 4. Tổ chức hoạt động ❖ Chuyển giao nhiệm vụ: - HS làm việc cá nhân; - Trong vòng 10s, quan sát hình về các cây, dự đoán xem cây mắc bệnh gì? ❖ Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh và liên tục đưa ra đáp án, chú ý quan sát biểu hiện của lá cây để đưa ra dự đoán; HS có thể đoán cây bị bênh do nấm hoặc virus. ❖ Kết luận : - Đáp án của các hình ảnh. - Nước và ion khoáng có vai trò như thế nào đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây? Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước và chất khoáng 1. Mục tiêu - Trình bày được tỉ lệ nước trong mô thực vật, liệt kê được 4 vai trò của nước đối với thực vật. - Trình bày được khái niệm, vai trò dinh dưỡng ở thực vật, liệt kê được 17 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu. Phân biệt được nhóm nguyên tố đa lượng và nhóm nguyên tố vi lượng (hàm lượng, nguyên tố; vai trò). Nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng (qua dấu hiệu đặc trưng của lá). Có những biện pháp tưới nước và bón phân hợp lý cho cây trồng. 2. Nội dung Phiếu học tập số 01: Tìm hiểu vai trò của nước và chất khoáng. 3. Sản phẩm học tập - HS viết đáp án vào phiếu học tập. - Đáp án phiếu học tập số 01. 4. Tổ chức hoạt động ❖ GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - HS làm việc cá nhân.
3 - Thời gian 10 phút. - Nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập 01. ❖ Thực hiện nhiệm vụ: - Đọc SGK, tìm kiếm thông tin trả lời câu hỏi vào phiếu học tập. - Giáo viên quan sát, đưa ra những gợi ý cho các nhóm gặp khó khăn (ví dụ quan sát bảng biểu sách giáo khoa để khoanh tìm 17 nguyên tố dinh dưỡng khoáng). - 5 HS làm bài nhanh nhất nộp sản phẩm cho GV. ❖ Báo cáo – Thảo luận: - GV chấm bài cho 5 HS, chọn bài có điểm cao nhất, chụp chiếu lên màn chiếu. - GV gọi 1 bài đó lên chia sẻ kết quả; các HS khác nhận xét bổ sung. - Lưu ý HS về các đọc SGK, tìm từ khóa, các trình bày, diễn đạt nói để người khác hiểu. ❖ Kết luận: Phiếu học tập; Nội dung cốt lõi. VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TỐ KHOÁNG 1. Vai trò của nước - Là thành phần cấu tạo của tế bào. - Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển vật chất trong cây. - Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa. - Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật. 2. Vai trò sinh lý của một số nguyên tố khoáng trong cây - Dinh dưỡng ở thực vật là quá trình thực vật hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản. - NTDDK thiết yếu là nguyên tố trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể không thể thay thế bởi các nguyên tố khác. - NTDDK có vai trò cấu trúc và điều tiết, được chia thành 2 nhóm: nguyên tố đa lượng (N, K, Ca, Mg, P, S) và nguyên tố vi lượng (<0,01% khối lượng chất khô) Cl, B, Fe, Cu, Mo, Ni...). - Cây thiếu NTDDK biểu hiện thay đổi hình thái và màu sắc của lá. ❖ EM CÓ BIẾT Quá trình sử dụng nước của cây ngô; các loại phân bón cho cây trồng. ❖ MỞ RỘNG Hiểu biết về nhu cầu của nước và dinh dưỡng khoáng với cây trồng, chúng ta có ứng dụng gì trong trồng và chăm sóc cây? # Trong quá trình phát triển cây trồng cần được cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng khoáng thiết yếu. Nguồn dinh dưỡng được cây hấp thu từ đất, trong quá trình canh tác lâu dài đất sẽ dần bị thoái hóa do nhiều yếu tố. Vì vậy để đảm bảo cây trồng được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nên định kì bón phân; bón đúng liều lượng; đúng thời điểm; căn cứ vào đặc điểm của lá để biết cây thiếu nguyên tố khoáng nào để bổ sung. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ 1. Mục tiêu - Xác định được 3 giai đoạn của quá trình trao đổi nước trong cây: Hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. - Trình bày được sự hấp thụ nước theo cơ chế thụ động; hấp thụ ion khoáng theo cơ chế thụ động và chủ động. Giải thích được tính ưu trương của dịch tế bào rễ có được là do nồng độ các chất tan trong dịch rễ cao và nhờ quá trình thoát hơi nước ở
4 lá. - Mô tả được con đường gian bào; con đường tế bào chất vận chuyển nước, ion khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ. - Giải thích được tại sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết. 2. Nội dung - Câu hỏi: Tại sao cây lúa lại phát triển mạnh số lượng lông hút? - Phiếu học tập số 02: Sự hấp thụ nước, muối khoáng và vận chuyển các chất trong cây. 3. Sản phẩm học tập - Trình bày bằng lời trả lời câu hỏi và viết câu trả lời cho phiếu học tập. # Cây lúa phát triển mạnh số lượng lông hút để tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng một cách hiệu quả nhất. - Đáp án phần 1 phiếu 02. 4. Tổ chức hoạt động ❖ GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - HS làm việc cá nhân. - Thời gian 10 phút. - Nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành nội dung phần 1 phiếu học tập 02. ❖ Thực hiện nhiệm vụ: - Đọc SGK, tìm kiếm thông tin trả lời câu hỏi vào phiếu học tập. - Giáo viên quan sát, đưa ra những gợi ý cho các nhóm gặp khó khăn (ví dụ mô tả đường đi của các chất qua con đường gian bào và tế bào chất.) ❖ Báo cáo – Thảo luận: - GV chấm bài cho 5 HS, chọn bài có điểm cao nhất, chụp chiếu lên màn chiếu. - GV gọi 1 bài đó lên chia sẻ kết quả; các HS khác nhận xét bổ sung. - Lưu ý HS về các đọc SGK, tìm từ khóa, các trình bày, diễn đạt nói để người khác hiểu. ❖ Kết luận: Phiếu học tập; Nội dung cốt lõi. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ - Hoạt động trao đổi nước ở thực vật diễn ra theo ba giai đoạn kế tiếp nhau gồm: Hấp thụ nước ở hệ rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. - Nguyên tố khoáng hoà tan trong nước, do vậy quá trình trao đổi khoáng kèm theo với trao đổi nước. - Rễ hấp thụ nước theo cơ chế thụ động; hấp thụ khoáng theo cơ chế thụ động và chủ động. - Con đường di chuyển của nước và khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ: Con đường gian bào và con đường tế bào chất. ❖ EM CÓ BIẾT Đai Caspari là tên của một loại cấu trúc của thực vật trên cạn, được phát hiện và công bố đầu tiên nhờ nhà thực vật học người Đức Robert Caspary (1818-1887). ❖ MỞ RỘNG Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? # Khi đất bị ngập nước, oxi trong không khí không thể khuếch tán vào đất, rễ cây không thể lấy oxi để hô hấp. Nếu như quá trình ngập úng kéo dài, các lông hút trên rễ

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.