PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 6.4 Thực hành tiếng việt (t2).docx

Ngày soạn: ....../...../..... Ngày dạy: ....../...../...... TIẾT...... THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu 1. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù - HS nhận biết được đặc điểm và hiểu được chức năng của thán từ để sử dụng đúng và hiệu quả trong các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin. 2. Về phẩm chất: - Nhân ái: yêu ngôn ngữ dân tộc. - Chăm chỉ: chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập. - Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, cùng đội nhóm hoàn thành nhiệm vụ. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi ĐIỀN TỪ GV cho sẵn các từ: ôi, a, trời ơi, vâng, dạ (1)………....! Cô gái ấy thật hạnh phúc. (2)………....! Con cảm ơn mẹ. - GV dẫn dắt vào bài học mới:  Các em đã có những đáp án rất chính xác. Các từ cô cho sẵn là thán từ, với những tác dụng kì diệu này, thán từ đã làm cho câu văn trở nên sinh động, cảm xúc… Cụ thể như thế nào thì cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a. Mục tiêu: HS tìm hiểu kiến thức về khái niệm, đặc điểm và chức năng của thán từ. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: + Thế nào là thán từ? + Thán từ có những đặc điểm gì? + Chức năng chính của thán từ là gì? Lấy ví dụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận I. Hình thành kiến thức 1. Khái niệm thán từ - Thán từ là những từ bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói (người viết), hoặc dùng để gọi-đáp 2. Đặc điểm và chức năng của thán từ - Đặc điểm: thường đứng đầu câu và có khả năng tách ra tạo ra thành một câu đặc biệt. Khi sử dụng thán từ, người nói thường dùng kèm theo ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt,…tương ứng với tình cảm, cảm xúc mà thán từ biểu thị.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - GV tổ chức HOẠT ĐỘNG NHÓM BÀN: Phân biệt TRỢ TỪ và THÁN TỪ TRỢ TỪ - Không tách riêng ra thành 1 câu, phải đi kèm với từ khác. - Nhấn mạnh/ biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc. THÁN TỪ - Có thể được tách ra thành một câu đặc biệt. - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, gọi đáp. - Chức năng: + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc - a, ái, ôi, ơ, ô hay, than ôi, trời ơi… - Chức năng: dùng để bộc lộ các trạng thái tình cảm, cảm xúc (vui mừng, ngạc nhiên, đau đớn, sợ hãi,…) Ví dụ: “A! Mẹ đã về”  Thán từ “a” biểu thị sự ngạc nhiên, vui mừng của con khi thấy mẹ về + Thán từ gọi đáp - ơi, vâng, dạ, ừ… - Chức năng: dùng để gọi đáp Ví dụ: Dạ, em cảm ơn chị.  Thán từ “dạ” dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: HS vận dụng được những tri thức đã biết để giải các bài tập về thán từ b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ + GV tổ chức trò chơi TRẮC Bài tập 2 a. Ối  thể hiện sự xúc động mạnh mẽ trước
NGHIỆM NHANH (bài tập 1) 1. Chỉ ra thán từ trong câu sau: Vâng, mời bác và cô lên chơi. A. Vâng B. Và C. Lên D. Mời 2. Chỉ ra thán từ trong câu sau: Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! A. Cô B. Còn C. Đây này D. Ô 3. Chỉ ra thán từ trong câu sau: Đây rồi, Sói Lam ơi, đây là nơi có kỉ niệm đầu tiên của ta đó! A. Đây rồi B. Ơi C. Nơi đây D. Đó + GV áp dụng kĩ thuật CẶP ĐÔI CHIA SẺ một điểu bất ngờ; cho thấy sự xúc động lớn lao, thái độ ngạc nhiên của người nghệ sĩ khi ông tìm được một ý tưởng sáng tác có giá trị trong chuyến đi của mình. b. Trời ơi  thể hiện cảm xúc tiếc nuối của anh thanh niên khi anh sắp phải chia tay ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe. c. Ơ  thể hiện sự ngạc nhiên, bối rối của anh thanh niên khi thấy ông hoạ sĩ vẽ mình d. Chao ôi  thể hiện sự xúc động mạnh mẽ của ông hoạ sĩ khi ông nhận thấy rằng gặp được anh thanh niên là cơ hội hiếm có trong sáng tác nhưng hoàn thành được sáng tác đó còn là một chặng đường dài. Bài tập 4 a. + Biện pháp tu từ ẩn dụ: “những cây thống chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc”. Những cành thông tròn, nhọn, vươn lên thẳng tắp, óng ánh dưới ánh nắng, rung tít trong gió được hình dung như những ngón tay thon thả bằng bạc đang chuyển động xoay tròn. + Biện pháp tu từ nhân hoá: cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhố cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Cây tử kinh được nhân hoá, mang đặc điểm, hành động của con người (nhìn, nhô cái đầu lên).

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.