Content text Chủ đề D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ.docx
Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phát biểu nào sau đây không phải là ưu điểm của giao tiếp trong thế giới ảo? A. Giao tiếp trong thế giới ảo có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi. B. Giao tiếp trong thế giới ảo giúp thuận tiện trong việc truyền tải cảm xúc. C. Thế giới ảo cung cấp nhiều công cụ giao tiếp đa dạng. D. Giao tiếp trong thế giới ảo giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ thông tin. Câu 2. Tình huống nào sau đây không nên áp dụng hình thức hội nghị trực tuyến? A. Khi nội dung cuộc họp là các vấn đề nhạy cảm và cần có sự giao tiếp phi ngôn ngữ. B. Khi cuộc họp cần tổ chức với số lượng người tham gia lớn và đến từ nhiều khu vực khác nhau. C. Khi nội dung cuộc họp là các vấn đề cần được phổ biến cho nhiều người và cần có sự thảo luận. D. Khi cuộc họp cần có chủ toạ điều khiển và những người tham gia chỉ được phát biểu ý kiến nếu chủ toạ cho phép. Câu 3. Vấn đề nào sau đây có thể gặp phải khi thường xuyên sử dụng thông tin cá nhân của mình để giao tiếp trên không gian mạng? A. Tạo ra sự phụ thuộc vào giao tiếp trực tiếp. B. Dễ bị hacker tấn công và đánh cắp thông tin cá nhân. C. Giảm tốc độ truyền đạt thông tin trong giao tiếp. D. Hạn chế sự truyền tải cảm xúc và tương tác trực tiếp. Câu 4. Trong việc tham gia mạng xã hội, ưu điểm chính nào sau đây có thể được nhấn mạnh? A. Tạo ra một môi trường an toàn cho việc chia sẻ thông tin cá nhân. B. Kết nối với người dùng từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. C. Giảm bớt thời gian mà người dùng phải dành để tương tác với người khác. D. Giúp người dùng tránh xa khỏi các tin tức giả mạo và thông tin không chính xác. Câu 5. Khi tham gia mua sắm trực tuyến, phương án nào sau đây có thể là nhược điểm của hình thức này? A. Sự khó khăn trong việc tìm kiếm sản phẩm và so sánh giá cả. B. Nguy cơ bị lừa đảo hoặc mất thông tin cá nhân khi thực hiện thanh toán trực tuyến. C. Không được kiểm tra và đánh giá sản phẩm khi nhận hàng. D. Không có dịch vụ chăm sóc khách hàng khi mua sắm trực tuyến. Câu 6. Khi tham gia thế giới ảo, hành vi nào sau đây được coi là nhân văn? A. Tấn công và đe doạ người khác. B. Khinh bỉ và chế nhạo người khác. C. Đồng cảm và hỗ trợ với người khác.
D. Gây rối và quấy rối trên mạng. Câu 7. Khi nhận được một bình luận tiêu cực hoặc phản đối ý kiến của bản thân trên mạng xã hội, cách phản ứng nào sau đây là phù hợp với tính nhân văn? A. Tấn công và phản đối lại người gửi bình luận. B. Bỏ qua và không đáp trả bình luận đó. C. Trả lời bình tĩnh và kiên nhẫn, diễn giải ý kiến. D. Xoá bình luận đó mà không cần giải thích. Câu 8. Khi tham gia vào một nhóm trò chuyện trực tuyến, nhận thấy một thành viên khác đang gặp khó khăn trong việc hiểu và tham gia vào cuộc trò chuyện, hành động nào sau đây nên làm để thể hiện tính nhân văn? A. Bỏ qua thành viên đó và tiếp tục trò chuyện với những người khác. B. Chế nhạo và châm chọc thành viên đó về khả năng hiểu biết của họ. C. Chia sẻ thông tin và giải thích một cách rõ ràng để giúp họ hiểu. D. Từ chối giúp đỡ và không chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ. Câu 9. Khi giao tiếp trong thế giới ảo, ưu điểm của việc sử dụng mạng xã hội như Facebook hoặc Zalo là gì? A. Tạo ra sự phụ thuộc vào giao tiếp trực tiếp. B. Dễ gây ra tranh cãi và xung đột do việc phản hồi và chia sẻ công khai. C. Cho phép chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng và rộng rãi. D. Tạo ra nhiều không gian riêng tư cho cá nhân người tham gia giao tiếp. Câu 10. Khi đọc được một bài viết hoặc thông tin có thể là tin đồn hoặc tin giả trên mạng xã hội, hành động nào sau đây nên thực hiện để phản ánh tính nhân văn? A. Lan truyền thông tin mà không cần xác nhận tính chính xác. B. Phản bác và chỉ trích tác giả của bài viết. C. Kiểm tra và xác minh thông tin trước khi chia sẻ. D. Phản ứng mạnh mẽ và kêu gọi mọi người cùng phản bác. Câu 11. Bạn Quỳnh muốn mua một sản phẩm trực tuyến và đang tìm kiếm thông tin khuyến mãi. Trong quá trình này, vấn đề nào sau đây có thể xảy ra? A. Có thể tìm thấy các ưu đãi độc quyền chỉ có trên mạng. B. Mất nhiều thời gian dành cho việc mua sắm. C. Rủi ro mua hàng không đáng tin cậy từ các trang web không hợp pháp. D. Khó khăn khi so sánh giá và chất lượng của sản phẩm. Câu 12. Bạn Khôi đang tham gia một diễn đàn trực tuyến để trao đổi kiến thức với cộng đồng. Phương án nào sau đây có thể là nhược điểm của hình thức này? A. Tiết kiệm thời gian so với việc gặp gỡ trực tiếp.
B. Môi trường không thân thiện và thiếu sự giao lưu trực tiếp. C. Việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm gặp nhiều khó khăn. D. Bị giới hạn khả năng chia sẻ kiến thức với một số lượng lớn người dùng. Câu 13. Khi tham gia mạng xã hội, bạn Phương nhận thấy có rất nhiều thông tin cá nhân được chia sẻ một cách công khai. Ưu điểm chính của việc chia sẻ thông tin cá nhân này là gì? A. Tăng tính thân thiện và giao lưu với người khác. B. Bảo vệ dữ liệu cá nhân. C. Có thể mất quyền riêng tư cá nhân. D. Ngăn chặn việc lạm dụng thông tin cá nhân. Câu 14. Trong khi tham gia các nhóm trò chuyện trực tuyến, bạn Hải nhận thấy nhiều thành viên chia sẻ hình ảnh và thông tin về cuộc sống hằng ngày của họ. Phương án nào sau đây là ưu điểm chính của việc chia sẻ này? A. Tạo môi trường giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm sinh hoạt hằng ngày. B. Bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân. C. Tăng cơ hội tìm kiếm việc làm hoặc kết nối chuyên môn. D. Giảm nguy cơ bị mất mát thông tin cá nhân. Câu 15. Khi tham gia khóa học trực tuyến, bạn Lan nhận thấy một số trường hợp học liệu không được cập nhật hoặc không đảm bảo về chất lượng giảng dạy. Phương án nào sau đây thể hiện nhược điểm chính của việc tham gia khóa học trực tuyến trong trường hợp này? A. Có thể gây ra những rủi ro hoặc những điều không mong muốn trong khi làm việc nhóm. B. Có thể bị mất phí hoặc bị lừa đảo trong các khóa học không chất lượng. C. Gây ra nguy cơ cho việc mất kiểm soát về thông tin cá nhân và an ninh mạng trong quá trình học trực tuyến. D. Có thể không đảm bảo về tính tương tác và sự hỗ trợ từ giảng viên hoặc cộng đồng học trực tuyến. Câu 16. Trong một cuộc họp trực tuyến, bạn Sơn nhận ra rằng một số người tham gia đang bị gián đoạn bởi tiếng ồn từ môi trường xung quanh. Phương án nào sau đây là hành động phù hợp để gìn giữ tính nhân văn và tôn trọng người khác? A. Gửi tin nhắn riêng đề nghị họ tắt mic trong lúc không phát biểu. B. Gửi tin nhắn công khai nhắc nhở tất cả mọi người về vấn đề này. C. Gửi một email sau cuộc họp nhắc nhở về vấn đề này. D. Phản ứng bằng cách nâng giọng lên để yêu cầu mọi người lắng nghe. Câu 17. Trong quá trình mua sắm trực tuyến, bạn Minh nhận được một sản phẩm không đúng mẫu mã và chất lượng như quảng cáo. Phương án nào sau đây là hành động phù hợp để giải quyết vấn đề trên một cách nhân văn?
A. Đăng bài phản ánh trên mạng xã hội để cảnh báo người tiêu dùng khác. B. Liên hệ trực tiếp với bộ phận chăm sóc khách hàng để yêu cầu hoàn lại hoặc đổi sản phẩm. C. Tìm cách tự chỉnh sửa sản phẩm để sử dụng được. D. Đưa vấn đề ra ban quản trị của sàn thương mại điện tử để đòi quyền lợi. Câu 18. Trong một khóa học trực tuyến, bạn Hường nhận thấy một số bạn cùng lớp thường xuyên sao chép bài tập của mình. Phương án nào sau đây là hành động phù hợp Hường cần làm để gìn giữ tính nhân văn và đạo đức học thuật? A. Không làm gì vì đó là quyền tự do của họ. B. Gửi tin nhắn riêng nhắc nhở bạn bè về hành động không đạo đức này. C. Gửi bài tập cho một số bạn khác để cùng nhau thảo luận. D. Gửi bài tập cho giáo viên để thầy/cô xử lý vấn đề. Câu 19. Trong một diễn đàn trực tuyến về nghệ thuật, bạn Thành nhận được một bình luận phê phán về tác phẩm của mình từ một thành viên khác. Phương án nào sau đây là cách phản ứng tích cực và tôn trọng người khác? A. Xoá bài viết phê phán và chặn người viết. B. Trả lời bình luận bằng cách giải thích ý kiến của mình một cách lịch sự. C. Gửi tin nhắn riêng yêu cầu người viết xoá bình luận đó. D. Bắt chước bình luận để trả lời một cách châm biếm. Câu 20. Trong một nhóm chat về du lịch, bạn Linh nhận thấy một số thành viên đang chia sẻ thông tin sai lệch về một địa điểm du lịch. Phương án nào sau đây là cách tốt nhất để gìn giữ tính nhân văn và thông tin đúng đắn? A. Im lặng và không đưa ra ý kiến của mình. B. Nhắc nhở các thành viên khác về sự quan trọng của việc kiểm tra thông tin trước khi chia sẻ. C. Bắt đầu một cuộc tranh luận về địa điểm đó. D. Rời khỏi nhóm và tìm một nhóm chat khác.