PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 5. Hướng dẫn chi tiết viết Đoạn văn NLXH (Có phí).docx

1 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI PHẦN I TỔNG QUAN VỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LÀ GÌ? Theo Từ điển từ và ngữ Hán – Việt, “nghị luận” là dùng lí luận để phân tích ý nghĩa trái phải, bàn bạc, mở rộng vấn đề. Còn “xã hội” trước hết là một tập thể người cùng sống, gắn bó với nhau trong quan hệ sản xuất và các quan hệ khác. Cũng có thể hiểu “xã hội” là những gì thuộc về quan hệ giữa người với người về các mặt chính trị, kinh tế, triết học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ… Từ đó có thể hiểu nghị luận xã hội là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội. Mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. II. DẠNG CÂU HỎI 1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nêu ra hay liên quan đến văn bản Đọc hiểu. Với dạng đề này, trong đề bài thường trích nêu một hoặc một vài câu của ngữ liệu phần Đọc hiểu làm cơ sở cho yêu cầu nghị luận. 2. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống được nêu trong văn bản; hoặc được nêu ra có thể tương đồng hoặc tương phản với hiện tượng, tư tưởng được nêu trong văn bản. III. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN Để làm tốt phần Nghị luận xã hội, trước tiên các em cần nắm vững các yêu cầu của dạng bài này: 1. Yêu cầu về nội dung – Thứ nhất, đây cũng là yêu cầu quan trọng nhất: phải bám thật sát vấn đề cần nghị luận. – Thứ hai, đã là nghị luận xã hội thì người viết phải nêu được một quan điểm cá nhân rõ ràng, chân thành, nghiêm túc và nhất quán. – Thứ ba, phải phân tích được chỗ đúng hay chỗ sai của vấn đề đang bàn luận. – Thứ tư, vì là nghị luận nên trong đoạn văn ngắn cần có những dẫn chứng thuyết phục bằng các ví dụ cụ thể trong đời sống, trong văn chương nghệ thuật. Vì vậy, điều cần thiết là phải có các kiến thức xã hội phong phú, đa dạng.


4 – Các em học sinh nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì? – Cần xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác, lật đi lật lại vấn đề, tránh phiến diện. – Có thể đưa ra các quan điểm khác biệt nhưng phải hợp lí và thuyết phục. Bước 5. Thực hành tư tưởng đạo lí trong thực tế: nêu bài học nhận thức và hành động.  Cần làm gì?  Yêu cầu: – Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu. – Bài học cần chân thành và giản dị, phải hướng tới tuổi trẻ, ứng dụng thiết thực cho thực tế đời sống, không sáo rỗng, hình thức. – Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.  Kết đoạn (khoảng 4 dòng) – Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận. – Đưa ra thông điệp hay lời khuyên cho mọi người. 4. Sơ đồ tư duy hướng dẫn viết đoạn văn 5. Ví dụ minh họa Các bậc phụ huynh kính mến, Kì thi của các em học sinh đáng tới gần. Chúng tôi biết rằng các vị đều đang mong cho con mình sẽ giành được kết quả cao trong kì thi này. Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng, trong số các em, những người có mặt tại kì thi, có người sẽ là một nghệ sĩ, người không cần hiểu sâu về Toán. Có người sẽ là một doanh nhân, người không cần phải quá quan tâm đến lịch sử hay văn học Anh. Có người sẽ là một nhạc sĩ, người mà với họ, môn Hóa học sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.