PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 14. Miễn, giảm HP Lý luận, thực trạng qd BLHS năm 2015 và giải pháp hoàn thiện pháp luật - Pgs.Ts.Trịnh Tiến Việt, Ts.Trần Thị Quỳnh.pdf

1 MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT: LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017 VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Trịnh Tiến Việt  Trần Thị Quỳnh  Tóm tắt Miễn, giảm hình phạt một trong các chế định phản ánh rõ nét chính sách phân hóa và nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam. Quy định của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS 2015) về miễn, giảm hình phạt đã có một số sửa đổi, bổ sung theo hướng nhân đạo hóa hơn và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xét xử. Tuy nhiên, về lý luận, trong khoa học luật hình sự vẫn chưa có một khái niệm thống nhất, đầy đủ và phản ánh bản chất pháp lý của miễn, giảm hình phạt, cũng như về thực tiễn, cần được đánh giá các tồn tại, vướng mắc từ khi thi hành BLHS 2015 đến nay. Vì vậy, trên cơ sở xây dựng khái niệm miễn, giảm hình phạt, phân tích đặc điểm và đánh giá thực trạng quy định của BLHS 2015 về miễn, giảm hình phạt trong xét xử, bài viết chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện đáp ứng xu hướng phát triển của luật hình sự Việt Nam, góp phần bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người, pháp nhân thương mại phạm tội trong bối cảnh mới. Từ khóa: Miễn hình phạt; giảm hình phạt; miễn, giảm hình phạt; xu hướng phát triển của luật hình sự. I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ Trước hết, để có nhận thức khoa học thống nhất và toàn diện về miễn, giảm hình phạt, chúng ta cần làm rõ khái niệm, mục đích của hình phạt, cũng như khái niệm, nội hàm của miễn hình phạt và giảm hình phạt. 1. Khái niệm, mục đích của hình phạt Quyết định hình phạt có căn cứ, đúng pháp luật, công bằng là tiền đề, điều kiện cho việc đạt được mục đích của hình phạt và hiệu quả của hình phạt. Trong quá trình  Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.  Tiến sĩ, Thẩm phán cao cấp, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
2 đó, trên cơ sở đánh giá khách quan, toàn diện vụ án với các quy định của pháp luật hình sự để từ đó, Tòa án có thể quyết định hình phạt hay miễn hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự (TNHS)... đối với người phạm tội (hiện nay, trong BLHS 2015, còn quy định thêm cả pháp nhân thương mại phạm tội, còn nếu có tình tiết giảm nhẹ TNHS sẽ được cân nhắc giảm nhẹ hình phạt, qua đó bảo đảm phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, cũng như yêu cầu giáo dục, cải tạo và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Dưới góc độ khoa học luật hình sự, có nhiều quan điểm khoa học về khái niệm hình phạt 1 và dưới góc độ lập pháp đã được quy định tại BLHS 1999 (Điều 26), BLHS 2015 (Điều 30). Hình phạt là biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất của Nhà nước, do Tòa án quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người hoặc pháp nhân thương mại bị kết án với nội dung tước bỏ hay hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó, qua đó nhằm giáo dục, cải tạo họ và phòng ngừa tội phạm. Ngoài ra, BLHS 2015 đã ghi nhận mục đích của hình phạt, hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm” (Điều 31). Như vậy, BLHS 2015 với cách ghi nhận mục đích của hình phạt đã luật hóa những quan điểm lý luận và thống nhất được cách hiểu mục đích hình phạt không phải là sự trả thù của Nhà nước đối với người, pháp nhân thương mại phạm tội, mà chỉ là sự trừng trị để nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là giáo dục (riêng và chung), góp phần đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm. 1 Xem cụ thể hơn: Lê Văn Cảm (2019), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự Phần chung (Giáo trình Sau đại học), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.553-554; Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên, 2001), TNHS và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.29; Võ Khánh Vinh (chủ biên, 2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.340-341; Trịnh Quốc Toản (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.53; Trịnh Tiến Việt (chủ biên, 2022), Giáo trình Sau đại học: TNHS và hình phạt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.207; Cassia Spohn (2nd edition, 2008), How Do Judges Decide?: The Search for Fairness and Justice in Punishment, SAGE Publications, USA, p.123; Chi-Yu Cheng (1994), The Chinese Theory of Criminal Law, Journal of Criminal Law and Criminology, Volume 39(4), p.17; Mirko Bagaric (1999), In Defence of a Utilitarian Theory of Punishment: Punishing the Innocent and the Compatibility of Utilitarianism and Rights, 24 Australian Journal of Legal Philosophy, p.89; Stephen A. Saltzbufg, John L.Diamond, Kit Kinports và Thomas H.Morawetz (1994), Criminal Law, The Michie Company, Law Publishers, p.123; Victor Tadros(2005), Criminal Responsibility, Oxford University Press, p.64; Келина X.Г (1994), Теоретические основы освобождения от уголовной ответственности, Издательство "Наука", Москва, C.54...

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.