Content text SKKN Một số biện pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học
I. Phần Mở Đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển cả về văn hóa lẫn kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa. Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói “Non sông Việt Nam có vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên trường quốc tế hay không tất cả phụ thuộc vào công học tập của các cháu”. Đúng vậy, một quốc gia có giàu mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ trẻ. Vì thế Đảng và nhà nước coi “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển cực nhanh, internet trở thành nguồn cung cấp thông tin đa dạng và kiến thức quý báu nhanh nhất, mới nhất, và tiết kiệm nhất. Hiện nay hơn 10 tỷ trang web trên thế giới đã sử dụng tiếng Anh làm phương tiện truyền thông, quảng bá, trao đổi thông tin, học tập và nghiên cứu. Nếu muốn tìm kiếm thông tin về một vấn đề bạn quan tâm mà chỉ gõ vài từ đơn giản bằng tiếng Việt thì không đủ tư liệu cho công việc của bạn. Vì thế bạn phải nhập từ bằng tiếng Anh. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu. Ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc lực cho qúa trình hội nhập. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đã, đang không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàn diện .Vì thế một vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc dạy và học Tiếng Anh trong các nhà trường phổ thông một cách có hiệu quả đồng thời tạo được hứng thú học tập ngoại ngữ cho học sinh. Bồi dưỡng hứng thú học tập là một việc làm thiết thực và có tác động mạnh mẽ đến quá trình học tập của học sinh bởi vì "không thể làm tốt việc nếu mà ta không có hứng thú với việc đó". Đối với học sinh tiểu học cũng vậy, các em không thể học tốt nếu không có hứng thú với việc tiếp thu bài trên lớp cũng như chuẩn bị bài ở nhà. Ngay từ những buổi học đầu tiên, hãy gieo vào tâm hồn các em những niềm say mê đối với việc kiếm tìm những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Đó là một chìa khóa quan trọng giúp các em mở cánh cửa đam mê
với tri thức - nguồn tài nguyên vô giá của nhân loại. Bằng cách sử dụng những thủ thuật hợp lý, phương pháp khác nhau sẽ mang lại cho người học những điều mới mẻ, cuốn hút.Với những lí do trên nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài là “Một số biện pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học” 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1.2.1 Mục tiêu Từ nghiên cứu thực trạng của các tiết học ở các lớp tại trường TH Lê Lợi để tìm ra các biện pháp nhằm cải tiến phương pháp dạy học phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh. 1.2.2 Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng một tiết học hiệu quả. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của các tiết dạy tại trường TH Lê Lợi. Từ đó so sánh với kết quả đạt được sau khi áp dụng những giải pháp, biện pháp dạy học mới. Rút ra một số bài học bổ ích sau nghiên cứu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Vì thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ áp dụng những giải pháp và biện pháp gây hứng thú ở các đối tượng học sinh lớp 3 trường TH Lê Lợi. 1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Các giải pháp và biện pháp của giáo viên trong việc gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 học kì 1 năm học 2015- 2016 ở trường TH Lê Lợi 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã phải ấp ủ ý tưởng trong một thời gian khá dài và đã lựa chọn một số phương pháp sau: ● Đọc tài liệu những vấn đề nghiên cứu có liên quan ● Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp vấn đề ● Sử dụng phương pháp điều tra lấy ý kiến ● Phương pháp quan sát sư phạm : tổ chức trò chơi
II. Phần Nội Dung 2.1 Cơ sở lý luận Trong đề án 1400 về "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020 với nội dung mục tiêu là đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Ở cấp tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu thiếu tính kỷ luật và kiên trì. Không thể giữ trẻ trong khuôn khổ suốt một tiết học được, Trẻ chỉ thích được vui chơi, chạy nhảy hay tham gia các hoạt động sinh động, hấp dẫn...Chính vì vậy, một yêu cầu đặt ra cho giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay là cần quan tâm nhiều hơn đến việc hình thành và bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh bằng các phương pháp dạy học mới mẻ, phù hợp và thực sự có hiệu quả. Do vậy, mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, suy nghĩ để tìm ra những cách thức, những con đường thuận lợi nhất để đạt được mục đích đó. Có thể nói làm thế nào để vừa kích thích hứng thú học tập của học sinh vừa thực hiện tốt mục tiêu của tiết dạy là sự trăn trở của tất cả giáo viên. 2.2.Thực trạng Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ từ nhỏ sẽ nâng cao khả năng làm việc của não bộ, phát triển tư duy và tạo điều kiện để trẻ nắm vững và sử dụng ngoại ngữ như một ngôn ngữ thứ hai tự nhiên và hiệu quả hơn. Trong quá trình đổi mới, thay sách, dạy theo phương pháp mới, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Bộ GD-ĐT) đã đổi mới toàn bộ hệ thống giảng dạy ngoại ngữ từ trước tới nay, từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đến việc bảo đảm đủ đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ... Để đáp ứng cho việc đổi mới này và thực hiện đúng ý nghĩa mà đề án đổi mới dạy học ngoại ngữ của Bộ GD&ĐT đề ra đòi hỏi mỗi giáo viên cần có sự đổi mới trong cách dạy của chính mình sao cho đáp ứng được xu thế chung của xã hội. Chính vì vậy dạy và học tiếng Anh trong trường tiểu học ngày càng được các quốc gia không nói tiếng Anh quan tâm và đầu tư mạnh mẽ các nguồn lực, nhằm xây dựng được chương trình giảng dạy và khảo thí tối ưu, đảm bảo các yêu cầu đầu ra về trình độ tiếng Anh của học sinh. Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Anh trong trường tiểu học cũng cần giải quyết nhiều câu hỏi: thế nào là môi trường học tiếng Anh hiệu quả cho trẻ tiểu học? Giáo viên có nắm rõ tâm lý học phát triển của trẻ ?Giáo viên có đủ các kỹ năng cần thiết để chuyển giao kiến thức một cách thân thiện, gần gũi để trẻ tiếp thu tích cực ?