Content text B39 (Sở Vĩnh Phúc L3) - bản viết tay.pdf
Lớp Sinh Thầy Thảo (🚩12 Đường số 1, P4, Q3) Liên hệ Zalo/: 0968.873.079 Chuyên luyện thi Y Dược, luyện thi lớp 10 Chuyên Sinh tại TP. HCM Trang 2/4 Câu 8: Các cây thông nhựa sống tụ họp với nhau thường có hiện tượng liền rễ. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là biểu hiện của mối quan hệ sinh thái nào sau đây? A. Cộng sinh. B. Hợp tác. C. Hội sinh. D. Hỗ trợ cùng loài. Câu 9: Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm tăng tính đa dạng di truyền trong quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Phiêu bạt di truyền. D. Dòng gene. Câu 10: Khi nói về hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với hàm lượng nước trong hạt. B. Trong giới hạn nhất định, cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với nhiệt độ. C. Lên men là một cơ chế thích nghi của thực vật trong điều kiện không có O2. D. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2 của môi trường. Câu 11: Chim sáo tìm thức ăn trên lưng bò, số lượng kí sinh trùng gây khó chịu và có hại trên da bò giảm. Chim sáo và bò có mối quan hệ sinh thái nào sau đây? A. Sinh vật ăn sinh vật. B. Hội sinh. C. Kí sinh. D. Hợp tác. Câu 12: Các nhân tố nào sau đây chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở quần thể sinh vật? A. Đột biến và chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến và dòng gene. C. Đột biến và phiêu bạt di truyền. D. Dòng gene và chọn lọc tự nhiên. Câu 13: Quan sát tiêu bản một tế bào đang ở kì sau của quá trình nguyên phân có 48 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của tế bào ban đầu là bao nhiêu? A. 2n = 96. B. 2n = 24. C. 2n = 12. D. 2n = 48. Câu 14: Xét phép lai P: AB ab × AB aB thu được F1. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra hoán vị gene. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gene? A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 15: Khi thực hiện phép lai thuận nghịch ở một loài thực vật có lá màu xanh lục và lá màu lục nhạt thu được kết quả như sau: Phép lai thuận: ♀ Lá xanh lục × ♂ Lá lục nhạt → F1 100% lá xanh lục. Phép lai nghịch: ♀ Lá lục nhạt × ♂ Lá xanh lục → F1 100% lá lục nhạt. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Gene quy định tính trạng nằm trong tế bào chất. II. Tính trạng màu sắc lá di truyền theo quy luật Mendel. III. Gen quy định tính trạng của bố, mẹ được phân phối đồng đều cho đời con. IV. Ở thế F1 nếu thay nhân bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác thì tính trạng màu sắc lá vẫn sẽ tồn tại không thay đổi. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16: Dựa vào sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ, người ta chia sinh vật thành các nhóm nào sau đây? A. Sinh vật ưa hoạt động ngày và ưa hoạt động đêm. B. Sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt. C. Thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng. D. Sinh vật ưa khô và sinh vật ưa ẩm. Câu 17: Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật Tiêu thụ bậc 1 Tiêu thụ bậc 2 Tiêu thụ bậc 3 Tiêu thụ bậc 4 Mức năng lượng đồng hóa 1 500 000 Kcal 180 000 Kcal 18 000 Kcal 1 620 Kcal Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 là bao nhiêu? A. 9%. B. 10%. C. 12%. D. 1%.
Lớp Sinh Thầy Thảo (🚩12 Đường số 1, P4, Q3) Liên hệ Zalo/: 0968.873.079 Chuyên luyện thi Y Dược, luyện thi lớp 10 Chuyên Sinh tại TP. HCM Trang 4/4 a) F1 có kiểu gene là Ab aB . b) Tần số hoán vị gene là 20%. c) Cho các cây F2 có quả đỏ, tròn tự thụ phấn thì theo lí thuyết, tỉ lệ cây có quả đỏ, tròn ở F3 là 36,44%. d) Trong số các cây quả đỏ, tròn ở F2, tỉ lệ cây thuần chủng chiếm 9 54 . Câu 22: Thí nghiệm của Meselson và Stahl (1957) đã chứng minh lí thuyết tái bản DNA theo kiểu bán bảo toàn (Hình 5). Vi khuẩn E. Coli được nuôi cấy trong môi trường chứa 15NH4Cl làm nguồn cung cấp nitrogen duy nhất. Bằng cách này, DNA được tổng hợp có 15N (15N là một chất phóng xạ nặng hơn 14N). Ở một thời điểm nhất định (thời điểm 0), chuyển một vi khuẩn nuôi cấy vào một môi trường chứa 14NH4Cl. Tiếp đến, sau mỗi thế hệ vi khuẩn, phân tích DNA chiết xuất từ vi khuẩn bằng phương pháp li tâm. Các nhận định dưới đây đúng hay sai? a) Sau một thế hệ trong môi trường chứa 14N: thu được 2 phân tử DNA gồm một chuỗi chứa 15N (chuỗi nặng) và một chuỗi chứa 14N (chuỗi nhẹ). b) Sau hai thế hệ trong môi trường chứa 14N, chuyển tất cả vi khuẩn sang môi trường chỉ chứa 15N, các vi khuẩn tiếp tục phân chia thêm 2 thế hệ thì số vi khuẩn chỉ chứa 15N trong các phân tử DNA chiếm 62,5%. c) Ở thời điểm 0: chỉ có một phân tử DNA vùng nhân chứa 15N. d) Sau hai thế hệ trong môi trường chứa 14N: Tỉ lệ chuỗi DNA chứa 15N (chuỗi nặng) chiếm 50%. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 23: Xét cá thể dị hợp có kiểu gene AAbbDd giảm phân bình thường và không xảy ra hoán vị gene. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa tạo thành về các gene đang xét là bao nhiêu? Câu 24: Các sinh vật sau đây có trong một quần xã đồng cỏ: Thực vật, chuột, dê, thỏ, cú mèo, rắn, mèo hoang, chó rừng, diều hâu, sư tử. Kết quả khảo sát về nguồn thức ăn của các loài sinh vật tiêu thụ trong quần xã trên thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1 Sinh vật tiêu thụ Loại thức ăn Thực vật Chuột Thỏ Dê Cú mèo Rắn Mèo hoang Chó rừng Diều hâu Sư tử Chuột + Thỏ + Dê + Cú mèo + Hình 5