Content text 1. CÔNG THỨC VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.docx
CÔNG THỨC VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT I. MỞ BÀI: Giới thiệu vấn đề cần giải quyết, tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề. Công thức: Cách 1: Trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta thường phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội phức tạp và cần được giải quyết kịp thời. Một trong những vấn đề đáng lo ngại/chú ý là A. Đây là một vấn đề quan trọng/ nghiêm trọng đòi hỏi sự quan tâm và hành động từ mọi người. Do đó, việc tìm hiểu và đề xuất giải pháp cho A là điều cần thiết và cấp bách. Cách 2: Nhà tâm lý học nổi tiếng Carl Jung đã nói: “Cuộc sống là sự kết hợp giữa ánh sáng và bóng tối”. Thật vậy, mọi sự chuyển biến của cuộc sống đều luôn song hành hai mặt sáng và tối, tích cực và tiêu cực. Nếu như nói điểm sáng giúp cho con người ta hoàn thiện và đi lên thì điểm tối trong xã hội song hành để tạo thêm thách thức cho nhân loại. Và một trong những điểm tối tiêu cực đó là A. Đây là một vấn đề quan trọng/ nghiêm trọng đòi hỏi sự quan tâm và hành động từ mọi người. Do đó, việc tìm hiểu và đề xuất giải pháp cho A là điều cần thiết và cấp bách. II. THÂN BÀI: Giải thích vấn đề cần giải quyết, phân tích vấn đề (thực trạng, nguyên nhân, tác hại) và đề xuất các giải pháp khả khi, thuyết phục. 1. Giải thích vấn đề Cách 1: Đưa ra khái niệm … “Vấn đề” là … Cách 2: Đưa ra các từ/cụm từ đồng nghĩa 2. Phân tích vấn đề a. Thực trạng của vấn đề Công thức: Dẫn dắt thực trạng: Thực tế hiện nay trong xã hội, [nêu vấn đề] đang… Nêu chi tiết các thực trạng: Liệt kê các thực trạng cụ thể theo từng khía cạnh hoặc biểu hiện rõ ràng. Nhấn mạnh tính cấp bách: Điều này cho thấy [nêu hậu quả/ảnh hưởng của thực trạng]. b. Nguyên nhân của vấn đề Công thức: Sở dĩ [vấn đề] là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến… Nguyên nhân 1: Nêu lý do đầu tiên và dẫn chứng cụ thể: Nguyên nhân đầu tiên là [nguyên nhân 1]. Điều này được thể hiện qua [dẫn chứng/cụ thể hóa]. Nguyên nhân 2: Tiếp tục mở rộng bằng lý do khác: Bên cạnh đó, [vấn đề] còn bắt nguồn từ [nguyên nhân 2]. Điều này được minh chứng qua [dẫn chứng]. Nguyên nhân 3: Kết luận với một lý do khác mang tính khái quát hoặc bổ sung. Mặt khác, [nguyên nhân 3] cũng là lý do khiến [vấn đề]. c. Tác hại/Hậu quả Vì sao cần giải quyết vấn đề? Công thức: Nếu [vấn đề] không được giải quyết kịp thời, [hậu quả chung/khái quát] sẽ xảy ra. Tác hại đối với cá nhân: Đối với cá nhân, [vấn đề] có thể dẫn đến [tác hại 1]. Ngoài ra, [tác hại 2] cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân. Tác hại đối với cộng đồng: Đối với cộng đồng, [vấn đề] sẽ gây ra [tác hại 1]. Không chỉ vậy, [tác hại 2] cũng khiến cộng đồng gặp phải nhiều khó khăn hơn. Chốt lại: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết: Do đó, việc giải quyết [vấn đề] không chỉ là yêu cầu cấp bách, mà còn là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững cho cá nhân và xã hội. 3. Giải pháp giải quyết vấn đề (Trọng tâm) (nêu ít nhất 3 giải pháp) Công thức: Giới thiệu tầm quan trọng của việc đưa ra giải pháp: Để giải quyết hiệu quả [vấn đề], cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây. Việc áp dụng các giải pháp này không chỉ giúp khắc phục vấn đề mà còn mang lại những lợi ích lâu dài. Giải pháp 1: Trình bày chi tiết giải pháp đầu tiên: Giải pháp đầu tiên là [nêu giải pháp]. Người thực hiện: [ai là người thực hiện giải pháp]. Cách thực hiện: [miêu tả cụ thể cách thực hiện]. Công cụ/phương pháp hỗ trợ (nếu có): [nêu công cụ/phương pháp]. Lí giải: [tại sao nên áp dụng giải pháp này]. Bằng chứng: [dẫn chứng về hiệu quả nếu có]. Giải pháp 2: Tiếp tục với giải pháp thứ hai: Bên cạnh đó, [giải pháp thứ hai] cũng cần được triển khai. Người thực hiện: [ai là người thực hiện giải pháp]. Cách thực hiện: [miêu tả cụ thể cách thực
hiện]. Công cụ/phương pháp hỗ trợ (nếu có): [nêu công cụ/phương pháp]. Lí giải: [tại sao nên áp dụng giải pháp này]. Bằng chứng: [dẫn chứng về hiệu quả nếu có]. Giải pháp 3: Hoàn thiện với giải pháp mang tính tổng quát: Ngoài ra, [giải pháp thứ ba] cũng là một yếu tố quan trọng cần được thực hiện. Người thực hiện: [ai là người thực hiện giải pháp]. Cách thực hiện: [miêu tả cụ thể cách thực hiện]. Công cụ/phương pháp hỗ trợ (nếu có): [nêu công cụ/phương pháp]. Lí giải: [tại sao nên áp dụng giải pháp này]. Bằng chứng: [dẫn chứng về hiệu quả nếu có]. Chốt lại: Khẳng định tính hiệu quả của các giải pháp: Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên không chỉ giải quyết [vấn đề] mà còn góp phần xây dựng [lợi ích lâu dài]. III. KẾT BÀI: Khẳng định lại ý kiến về tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề; nêu bài học cho bản thân; (kết thúc bằng lời kêu gọi hoặc thông điệp mạnh mẽ). Mẫu: Tóm lại, việc giải quyết A là vô cùng cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay. Việc nhìn nhận và suy ngẫm về vấn đề này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về xã hội, từ đó có những hành động và giải pháp phù hợp để khắc phục nó. Mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần có trách nhiệm trong suy nghĩ, hành động, góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp và lành mạnh hơn. Bởi lẽ, chính từ ý thức của từng cá nhân mà cộng đồng mới có thể vươn tới những giá trị tốt đẹp, và cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa. MỤC LỤC BỘ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT CHỦ ĐỀ 1: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN 9 1 Làm thế nào để rèn kĩ năng quan sát 2 Làm thế nào để rèn luyện sự tự tin 3 Cách xác lập mục tiêu 4 Biết trân trọng cuộc sống 5 Cách đối mặt và vượt qua những thử thách 6 Cách để vượt qua thói quen trì hoãn 7 Kĩ năng từ chối 8 Làm thế nào để đánh thức đam mê? 9 Nên làm gì để xây dựng một lối sống tích cực? 10 Làm thể nào để nâng cao giá trị bản thân? 11 Cách vượt qua nỗi sợ hãi 12 Làm thế nào để thích nghi với hoàn cảnh 13 Làm thế nào để vượt qua sự lười biếng? 14 Làm thế nào để vượt qua vùng an toàn của bản thân? 15 Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện và sáng tạo trong học tập? 16 Chuẩn bị hành trang cần thiết cho tương lai. 17 Cách xây dựng và nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão. 18 Điều cần làm để tuổi trẻ trở nên ý nghĩa 19 Làm thế nào để tập trung 20 Quản lý thời gian hiệu quả 21 Làm thế nào để đứng dậy sau vấp ngã/ thất bại? 22 Học cách chấp nhận thất bại và rút ra bài học 23 Sống có lý tưởng và mục đích. 24 Sống chủ động, tự lập 25 Làm thế nào để quản lý cảm xúc của bản thân? 26 Nên ứng xử thế nào khi bị so sánh với người khác? 27 Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì? 28 Làm thế nào để xác định và theo đuổi những giá trị sống của bản thân? 29 Làm thế nào để đối diện với những thay đổi và biến động trong cuộc sống?
30 Làm thế nào để học cách lắng nghe và thấu hiểu người khác? 31 Làm thế nào để xây dựng và duy trì một thái độ sống lạc quan? 32 Làm thế nào để xây dựng lòng tự trọng và yêu thương bản thân? 33 Nên sử dụng thời gian rảnh rỗi của học sinh như thế nào cho hiệu quả? 34 Làm thế nào để rèn luyện tính kỷ luật và kiên trì? 35 Nên ứng xử thế nào trước áp lực ngoại hình và tiêu chuẩn sắc đẹp? 36 Nên ứng xử thế nào khi cảm thấy chán nản và mất động lực? 37 Nên ứng xử thế nào khi gặp phải sự bất công hoặc không được tôn trọng? 38 Nên làm gì để học cách tha thứ cho bản thân và người khác? 39 Làm thế nào để tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết? 40 Nên làm gì để rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả? CHỦ ĐỀ 2: GIA ĐÌNH 170 1 Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình? 2 Nên ứng xử thế nào khi có bất đồng quan điểm với cha mẹ? 3 Nên làm gì khi cha mẹ có những kỳ vọng quá cao về mình? 4 Làm thế nào để dung hòa giữa mong muốn của bản thân và kỳ vọng của gia đình? 5 Làm thế nào để đối diện với xung đột trong gia đình một cách tích cực? 6 Ứng xử thế nào trước những lời khuyên của người lớn tuổi? 7 Nên làm gì để thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm đến người thân? 8 Làm thế nào để thuyết phục cha mẹ cho phép mình theo đuổi đam mê 9 Làm thế nào để giúp cha mẹ hiểu và chấp nhận những thay đổi của mình trong giai đoạn trưởng thành? 10 Nên làm gì để giúp đỡ và chia sẻ trách nhiệm với cha mẹ trong gia đình? 11 Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình? 12 Là một học sinh, em nghĩ nên ứng xử như thế nào để trở thành một người con hiếu thảo và có trách nhiệm với gia đình? CHỦ ĐỀ 3: MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG 218 1 Xây dựng mối quan hệ tích cực trong học đường 2 Làm thế nào để tôn trọng sự khác biệt trong môi trường học đường? 3 Làm thế nào để xây dựng tình bạn đẹp và ý nghĩa? 4 Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn và xung đột với bạn bè? 5 Ứng xử thế nào trước tình trạng bè phái trong lớp học 6 Nên làm gì để tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè? 7 Nên ứng xử thế nào khi bị bạn bè xa lánh, cô lập? 8 Nên ứng xử thế nào khi bị bắt nạt hoặc chứng kiến hành vi bạo lực học đường? 9 Nên ứng xử thế nào khi bị lôi kéo vào các hoạt động tiêu cực trong trường học? 10 Nên ứng xử như thế nào trước những lời khen chê của người khác? 11 Nên ứng xử thế nào khi có ý kiến khác biệt với thầy cô? 12 Nên ứng xử thế nào trước những lời phê bình và góp ý của thầy cô? 13 Làm thế nào để khắc phục vấn nạn bạo lực học đường?” 14 Cách giải quyết tình trạng gian lận trong thi cử? 15 Cách giải quyết tình trạng học tủ, học vẹt? 16 Nên ứng xử thế nào trước tình trạng nói tục chửi bậy của học sinh hiện nay? 17 Khắc phục tình trạng học sinh thiếu kĩ năng sống