Content text Chủ đề 1 MÔ TẢ SÓNG.docx
Thí nghiệm: Đặt một miếng xốp nhỏ c trên mặt nước. Khi quay đĩa D làm cho vật tạo sóng O dao động lên xuống, thì dao động đó được truyền cho các phân tử nước từ gân ra xa. Kết quả: Quan sát qua thành kênh thẳng đứng, ta thấy mặt cắt của nước có dạng hình sin. Miếng xốp C dao động lên xuống tại chỗ, còn những biển dạng của mặt nước lan truyền đi từ nguồn sóng O ra xa cho ta hình ảnh về sóng có trên mặt nước. O là nguồn sóng, nước là môi trường truyền sóng, đường thẳng OC là phương truyền sóng. Định nghĩa sóng cơ học: Sóng cơ là những dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất (rắn, lỏng, khí). Sóng cơ không truyền được trong chân không. Nhờ có lực liên kết giữa các phần tử nước mà các phần tử nước ở điểm M lân cận điểm O dao động theo. Đến lượt các phân tử nước ở điểm N lân cận điểm M dao động. Ta nói có sự truyền dao động từ điểm này sang điểm khác tạo nên sóng mặt nước. Có hai nguyên nhân tạo nên sóng truyền trong một môi trường. Đó là nguồn dao động từ bên ngoài tác dụng lên môi trường tại điểm O và có lực liên kết giữa các phân tử của môi trường. Thả một miếng xốp lên mặt nước, miếng xốp chỉ dao động lên xuống quanh một vị trí cân bằng xác định chứ không chuyển động ra xa nguồn cùng với sóng. Note: Khi sóng cơ truyền đi chỉ có pha dao động của các phần tử vật chất lan truyền còn các phần tử vật chất thì dao động xung quanh vị trí cân bằng cố định. Sự lệch pha của các phân tử môi trường trên phương truyền sóng I THÍ NGHIỆM TẠO SÓNG MẶT NƯỚC, ĐỊNH NGHĨA SÓNG CƠ Chủ đề 1 MÔ TẢ SÓNG II GIẢI THÍCH SỰ TẠO THÀNH SÓNG CƠ HỌC
- Tại thời điểm phân tử nước tại O bắt đầu đi lên, còn các điểm khác chưa dao động. - Tại thời điểm (hình a) phân tử nước tại O đi lên đến vị trí biên, sóng truyền đến điểm M cách O một đoạn Phân tử nước tại M trễ pha so với phân tửe nước tại O. - Tại thời điểm (hình b) phân tử nước tại O về VTCB, phân tử nước tại M đi lên đến vị trí biên, sóng lan đến điểm N cách M một khoảng bằng Điểm N trễ pha so với điểm M, trễ pha góc so với O. - Tại thời điểm hình dạng sóng được mô tả như hình c, hình d. Đồ thị sóng có dạng là đường hình sin. III ĐỒ THỊ SÓNG CƠ HỌC IV CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA SÓNG HÌNH SIN
Biên độ sóng: Biên độ sóng là độ lệch lớn nhất của phân tử sóng khỏi vị trí cân bằng. Sóng có biên độ càng lớn thì phân tử sóng dao động càng mạnh. Bước sóng: Định nghĩa 1 về bước sóng: Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một chu kì Định nghĩa 2 về bước sóng: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha và gần nhau nhất trên cùng phương truyền sóng. MỐI QUAN HỆ VỀ PHA KHOẢNG CÁCH Hai phần tử cách nhau một bước sóng thì dao động đồng pha với nhau. Giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha Giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động vuông pha Giữa n gợn lồi (n ngọn sóng/ đỉnh sóng) liên tiếp dao động cùng pha Tần số sóng: Đại lượng được gọi là tần số sóng. Chu kì sóng: Chu kì sóng chính bằng chu kì dao động của phân tử sóng. Chu kì kí hiệu là đơn vị là giây. Tốc độ truyền sóng: Tốc độ truyền sóng là tốc độ lan truyền dao động trong không gian. Đối với mỗi môi trường, tốc độ truyền sóng v có một giá trị không đổi. Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào 3 yếu tố: Nhiệt độ, đặc tính đàn hồi của môi trường, mật độ phân tử. Trong một môi trường đồng chất (đồng tính) thì tốc độ truyền sóng không đổi. So sánh tốc độ truyền sóng của một sóng đi qua các môi trường thì Tốc độ truyền sóng khác với tốc độ dao động của các phần tử sóng.
- Tốc độ truyền sóng Tốc độ dao động phần tử sóng là Note: Khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác chu kỳ và tần số không thay đổi, tốc độ sóng thay đổi nên bước sóng thay đổi. Cường độ sóng: Cường độ sóng được định nghĩa là năng lượng sóng được truyền qua một đơn vị diện tích vuông góc với phương trựyên sóng trong một đơn vị thời gian.