PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ 2 - ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 HÓA 10 ( Theo minh họa 2025 ).docx

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 Đề số 2 (Đề gồm có 04 trang) KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn hóa lớp 10 Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh……………………………………Lớp…… Số báo danh:………………………………………………….. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho phản ứng: Cu + 4HNO 3đặc nóng  → Cu(NO 3 ) 2  + 2NO 2  + 2H 2 O. Trong phản ứng trên, HNO 3  đóng vai trò là A. chất oxi hóa. B. axit. C. môi trường. D. chất oxi hóa và môi trường. Câu 2. Đơn vị của nhiệt tạo thành chuẩn là? A. kJ. B. kJ/mol. C. mol/kJ; D. J. Câu 3. Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau: N 2 (g) + O 2 (g) → 2NO (g) r H o 298K = +180 kJ Kết luận nào sau đây là đúng? A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp. B. Phản ứng tỏa nhiệt. C. Phản ứng xảy ra thuận lợi hơn ở điều kiện thường. D. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường. Câu 4. Tốc độ phản ứng là A. độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. C. độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. D. độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 5. Các enzyme là chất xúc tác, có chức năng A. giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng. B. tăng năng lượng hoạt hoá của phản ứng. C. tăng nhiệt độ của phản ứng. D. giảm nhiệt độ của phản ứng. Câu 6. Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nhiệt độ chất phản ứng. B. Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ,...). C. Nồng độ chất phản ứng. D. Tỉ trọng của chất phản ứng. Câu 7. Chất xúc tác là chất A. làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng. B. làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng. C. làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng. D. làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng. Câu 8. Có hai cốc chứa dung dịch Na 3 SO 3 , trong đó cốc A có nồng độ lớn hơn cốc B. Thêm nhanh cùng một lượng dung dịch H 2 SO 4  cùng nồng độ vào hai cốc. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là
A. cốc A xuất hiện kết tủa, cốc B không thấy kết tủa. B. cốc A xuất hiện kết tủa nhanh hơn cốc B. C. cốc A xuất hiện kết tủa chậm hơn cốc B. D. cốc A và cốc B xuất hiện kết tủa với tốc độ như nhau. Câu 9. Thực hiện phản ứng sau: CaCO 3 + 2HCl  CaCl 2 + CO 2 + H 2 O Theo dõi và ghi lại thể tích khí CO 2 thoát ra theo thời gian, thu được đồ thị như sau (Thể tích khí đo được ở áp suất khí quyển và nhiệt độ phòng). Sự phụ thuộc thể tích khí CO 2 theo thời gian Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng? A. Ở thời điểm 90 giây, tốc độ phản ứng bằng 0. B. Khi phản ứng hóa học xảy ra, tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian. C. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ thời điểm đầu đến 75 giây là 0,33 mL/s. D. Tốc độ trung bình của phản ứng trong các khoảng thời gian 15 giây là như nhau. Câu 10. Nguyên tố halogen dùng làm gia vị, cần thiết cho tuyến giáp và phòng ngừa khuyết tật trí tuệ là A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine. Câu 11. Chlorine tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây? A. H 2 , Fe, H 2 O, O 2 . B. H 2 , Na, O 2 , Cu. C. H 2 , H 2 O, NaBr, Na. D. H 2 O, Fe, N 2 , Al. Câu 12. Câu nào sau đây không chính xác? A. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ. B. Khả năng oxi hóa của các halogen giảm từ fluorine đến iodine. C. Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hóa: –1, +1, +3, +5, +7. D. Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học. Câu 13. Trong tự nhiên, nguyên tố chlorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất nào sau đây? A. MgCl 2 . B. NaCl. C. KCl. D. HCl. Câu 14. Khi tiến hành điều chế và thu khí chlorine vào bình, để ngăn khí chlorine thoát ra ngoài gây độc, cần đậy miệng bình thu khí chlorine bằng bông có tẩm dung dịch: A. NaCl. B. HCl. C. NaOH. D. KCl. Câu 15. Cho thí nghiệm sau: Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm bên là MnO 2 dd HCl đặc
A. có khí màu vàng sinh ra, đồng thời có kết tủa B. chỉ có khí màu vàng thoát ra C. chất rắn MnO 2 tan dần D. có khí màu vàng thoát ra và chất rắn MnO 2 tan dần Câu 16. Hydrogen halide nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất ở áp suất thường? A. HCl. B. HBr. C. HF. D. HI. Câu 17. Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ cao vượt trội so với các hydrogen halide còn lại do A. fluorine có nguyên tử khối nhỏ. B. năng lượng liên kết H – F bền vững làm cho HF khó bay hơi hơn. C. các nhóm phân tử HF được tạo thành dó có liên kết hydrogen giữa các phân tử. D. fluorine là phi kim mạnh nhất. Câu 18. Phản ứng nào chứng tỏ HCl là chất khử ? A. HCl + NaOH  NaCl + H 2 O. B. 2HCl + Mg  MgCl 2 + H 2. C. MnO 2 + 4 HCl  MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O. D. NH 3 + HCl  NH 4 Cl. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho biết phản ứng nhiệt phân CaCO 3 như sau: CaCO 3 (s) ot CaO(s) + CO 2 (g) 298179,2o rHkJ a. Trong phản ứng (*)enthalpy tạo thành của chất tham gia phản ứng nhỏ hơn tổng enthalpy của sản phẩm. b. Chỉ cần khơi mào thì phản ứng (*) tiếp tục xảy ra. c. Nhiệt lượng cần để nhiệt phân hoàn toàn 1 mol CaCO 3 (s) ở điều kiện chuẩn là 179,2 kJ. d. Phản ứng (*) là phản ứng thu nhiệt. Câu 2. Thực hiện hai thí nghiệm sau ở cùng nhiệt độ: Thí nghiệm 1: Cho a gam Zn viên tác dụng với lượng dư dung dịch HCl 1M. Thí nghiệm 2: Cho a gam Zn viên tác dụng với lượng dư dung dịch HCl 2M. a. Thí nghiệm 2 xảy ra nhanh hơn thí nghiệm 1. b. Tốc độ khí H 2 thoát ra ở thí nghiệm 2 nhanh hơn thí nghiệm 1. c. Sau khi phản ứng kết thúc lượng muối thu được ở thí nghiệm 2 nhiều hơn thí nghiệm 1. d. Nếu thay Zn viên bằng Zn bột thì tốc phản ứng ở hai thí nghiệm bằng nhau. Câu 3. Cho hai phản ứng hóa học sau: 2F 2 (aq) + 2H 2 O(l) → O 2 (g) + 4HF(aq) Cl 2 (aq) + H 2 O(l) ⇀ ↽ HCl(aq) + HClO(aq) a. Trong phản ứng fluorine với nước, fluorine chỉ thể hiện tính oxi hóa. b. Dung dịch nước chlorine có chứa HCl và HClO. c. Trong phản ứng chlorine với nước, chlorine vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử. d. Khi cho fluorine vào nước thu được dung dịch nước fluorine. Câu 4. Các hydrogen halide dễ tan trong nước vì phân tử phân cực. a. Trong dung dịch, các hydrogen halide đều phân li ra ion H + . b. Hydrofluoric acid có thể đựng trong bình bằng thủy tinh. c. Hydrofluoric acid là acid yếu, còn HCl, HBr, HI là các acid mạnh. d. Tính acid của các hydrohalic acid tăng theo dãy từ HF đến HI nguyên nhân chủ yếu là do tăng khối lượng phân tử. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các phản ứng sau đây:

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.