PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BÀI 10.docx

BÀI 10; CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ I. DẠNG I Câu 1. Nhận định nào sau đây không phải là ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay? A. Khai thác hợp lí các nguồn lực theo hướng bền vững. B. Khai thác tối đa các nguồn lợi về tài nguyên thiên nhiên. C. Đáp ứng yêu cầu về đổi mới tăng trưởng theo chiều sâu. D. Tận dụng hiệu quả cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Câu 2. Một trong những biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta hiện nay là A. hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn. B. đẩy mạnh thu hút khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. C. phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại, thân thiện với môi trường. D. phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 3. Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta không phải là sự xuất hiện của các A. khu công nghiệp tập trung. B. loại hình dịch vụ công nghệ cao. C. cực tăng trưởng quốc gia. D. vùng kinh tế trọng điểm. Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng với vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay? A. Định hướng, điều tiết và khắc phục điểm yếu của cơ chế thị trường. B. Huy động nguồn vốn đầu tư, công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu. C. Khuyến khích, phát triển các tiềm lực của cá nhân và tăng sức cạnh tranh. D. Tạo ra sự liên kết, phối hợp và nâng cao năng suất sản xuất cho các cá nhân. Câu 5. Một trong những mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta là A. đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. B. nhằm tạo ra các không gian phát triển mới. C. phát huy tiềm lực, sức mạnh của các thành phần kinh tế. D. tạo ra sự liên kết, phối hợp của các thành phần kinh tế. Câu 6. Để phát huy tối đa lợi thế và tạo ra sự liên kết của các vùng, nước ta đã chú trọng tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nào sau đây? A. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế. B. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. C. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. D. Chuyển dịch cơ cấu giữa thành thị và nông thôn. Câu 7. Để đẩy mạnh mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta đã chú trọng tới việc chuyển dịch cơ cấu A. lãnh thổ kinh tế. B. thành phần kinh tế. C. ngành kinh tế. D. giữa thành thị và nông thôn. Câu 8. Nhiều địa phương ở nước ta đang đẩy mạnh xây dựng các khu công nghiệp tập trung khu chế xuất là biểu hiện của A. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. B. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. C. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế. D. Chuyển dịch cơ cấu giữa thành thị và nông thôn. Câu 9. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta không phải là A. chú trọng phát triển nông nghiệp hoá. B. khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh.
C. đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp vô cơ. D. xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản. Câu 10. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành công nghiệp của nước ta không phải là A. ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao. B. sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên. C. hiện đại hoá các ngành có nhiều lợi thế. D. tập trung sản xuất các sản phấm cao cấp. Câu 11. Nhận định nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta? A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là sự thay đổi cơ cấu kinh tế giữa các nhóm ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. B. Cơ cấu thành phần kinh tế đang chuyển dịch phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. C. Sự xuất hiện vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành. D. Phát triển nền kinh tế theo hướng bền vững là mục tiêu quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu 12. Đặc điểm nào sau đây đúng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta? A. Hạn chế phát triển những ngành công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo, sản xuất kim loại. B. Cần chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hoá, nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. C. Tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ theo hướng hiện đại, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao. D. Cơ cấu ngành kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và giảm tỉ trọng dịch vụ. Câu 13. Thành phần kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do A. nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia B. số lượng doanh nghiệp thành lập hàng năm tăng cao nhất. C. chiếm tỉ trọng GDP cao nhất và tốc độ tăng trưởng rất cao. D. chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác Câu 14. Các vùng kinh tế của nước ta có sự phân hóa sản xuất điều này cho thấy nước ta A. đã hình thành nhiều vùng kinh tế trọng điểm. B. đã phát huy thế mạnh của từng vùng kinh tế. C. đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất. D. đã hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung. Câu 15. Các ngành dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước một phần là do A. có nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời. C. huy động nguồn lao động có trí thức, B. nước ta đang hội nhập kinh tế thế giới. D. có điều kiện tự nhiên, vị trí thuận lợi. Câu 16. Chuyên môn hóa sản xuất có vai trò quan trọng hàng đầu đối với vùng kinh tế vì A. Sự gắn bó giữa các vùng, đạt hiệu quả cao về xã hội, giải quyết việc làm. B. phát huy thế mạnh của từng vùng, tạo sự thống nhất trong nền kinh tế. C. đạt hiệu quả cao về kinh tế, nâng cao trình độ tay nghề người lao động. D. sử dụng hiệu quả các tài nguyên, đạt hiệu quả cao về kinh tế, môi trường. Câu 17. Giá trị GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta tăng liên tục trong giai đoạn hiện nay chủ yếu là do A. sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động động, nhiều kinh nghiệm. B. nguồn lao động được nâng cao, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, quan hệ quốc tế. C. nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, cơ sở hạ tầng rất hiện đại, lao động đông đảo.
D. định hướng phát triển đúng đắn của nhà nước, khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên. Câu 18. Nhân tố nào sau đây là chủ yếu nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế nước ta hiện nay? A. Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. B. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng công nghiêp – xây dựng. C. Chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất, tiến hành đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm. D. Hình thành các vùng động lực phát triển và các vùng trọng điểm về kinh tế. DẠNG II Câu 1. Cho biểu đồ sau: QUY MÔ VÀ CƠ CẤU GDP NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2015 VÀ 2020 (Nguồn: gso.gov.vn) a) Tỷ trọng của kinh tế Nhà nước tăng. b) Tỷ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước giảm. c) Tỷ trọng của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm. d) Kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước đều tăng. ĐÁP ÁN: a) – Sai. b) – Đúng. c) – Sai. d) – Sai. Câu 2. Cho biểu đồ sau: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI THỰC HIỆN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
(Nguồn: gso.gov.vn) a) Tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước lớn nhất và có xu hướng tăng. b) Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhỏ nhất và có xu hướng giảm. c) Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước lớn nhất và có xu hướng giảm. d) Năm 2020, tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thấp hơn kinh tế Nhà nước. ĐÁP ÁN: a) – Đúng. b) – Đúng. c) – Sai. d) – Đúng. Câu 3. Cho bảng số liệu: Số dân, GDP và thu nhập bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 2010-2021 Năm Tiêu chí 2010 2018 2021 Số dân (triệu người) 87,0 94,7 98,5 GDP (nghìn tỉ đồng) 2 739,8 70 090,4 84 874,8 Thu nhập bình quân đầu người một tháng (nghìn đồng/người) 1 387 3 874 4 673 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, năm 2022) a) Quy mô dân số và GDP của nước ta giai đoạn 2010 – 2021 đều tăng, trong đó GDP có tốc độ tăng nhanh hơn. b) Thu nhập bình quân đầu người một tháng của nước ta giai đoạn 2010 – 2021 tăng liên tục. c) Quy mô dân số của nước ta giai đoạn 2010 – 2021 giảm liên tục. d) Thu nhập bình quân đầu người một tháng của nước ta năm 2021 gấp 3,4 lần so với năm 2010. ĐÁP ÁN: a) – Đúng. b) – Đúng. c) – Sai. d) – Đúng. Câu 4. Cho biểu đồ sau: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN NĂM 2022 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, Tổng cục Thống kê) a) Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP của Việt Nam lớn hơn Thái Lan. b) Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP của Việt Nam nhỏ hơn Thái Lan. c) Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP của Việt Nam lớn gấp hai lần Thái Lan. d) Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP của Thái Lan lớn gấp hai lần Việt Nam. ĐÁP ÁN:

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.