PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 9. Bai 9 Tach va tinh che HCHC- CTST. TRUONG VAN KIET.docx

Dự án soạn 10 câu trắc nghiệm Đ/S và 10 câu trả lời ngắn theo từng bài hóa học 11 - CTST Xem thêm tại Website VnTeach.Com https://www.vnteach.com BÀI 9: PHƯƠNG PHÁP TÁCH VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ 10 Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu 1. Thực hiện thí nghiệm tách cồn (ethanol) ra khỏi hỗn hợp cồn – nước, được mô phỏng như hình. a. Thí nghiệm đã sử dụng phương pháp chưng cất. b. Ống sinh hàn có thể được đặt ngược lại. c. Độ cồn của sản phẩm sẽ lớn hơn so với độ cồn ban đầu do sản phẩm thu được tinh khiết hơn lẫn ít nước hơn rượu ban đầu. d. Trong thí nghiệm, nước sẽ bay hơi trước. Câu 2. Hình bên mô tả dụng cụ dùng để tách các chất lỏng ra khỏi nhau. a. Phương pháp sử dụng để tách các chất lỏng trong thí nghiệm là phương pháp chiết. b. Trạng thái các chất ở vị trí A và vị trí B là giống nhau. c. Trong bình cầu (vị trí A) chỉ chưa 1 chất. d. Phương pháp sử dụng để tách các chất lỏng trong thí nghiệm là phương pháp chưng cất. Câu 3. Một học sinh muốn tách một hỗn hợp gồm: benzoic acid, naphthalene và n-butylamine hoà tan trong ether. Đầu tiên, bạn học sinh thêm vào hỗn hợp dung dịch HCl và chiết phần dung dịch nước thì thu được dung dịch A. Sau đó, bạn thêm dung dịch NaOH vào phần còn lại và chiết phần dung dịch nước thì thu được dung dịch B. Phần còn lại là dung dịch C. a. Dung dịch A chứa benzoic acid, naphthalene. b. Dung dịch B chứa n-butylamine và benzoic acid. c. Dung dịch C chứa naphthalene d. Phương pháp đã sử dụng để tách các chất trong hỗn hợp là phương pháp chiết. Câu 4. Hình bên mô phỏng thiết bị dùng để chưng cất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Biết rằng tinh dầu có khối lượng riêng nhỏ hơn 1 g.mL −1 . a. Để tách A và B ra khỏi nhau ta dùng phương pháp chiết. b. A là tinh dầu, B là nguyên liệu. c. A là tinh dầu, B là nước. d. Thiết bị C là ống dẫn nhiệt Câu 5. Khi tiến hành chiết các hỗn hợp chất lỏng a. chất lỏng nhẹ hơn sẽ được chiết ra trước. b. hỗn hợp xăng và nước bằng phương pháp chiết, nước sẽ được chiết ra trước. c. dùng để tách hỗn hợp nước và acetic acid. d. hỗn hợp dầu ăn và nước bằng phương pháp chiết, dầu ăn sẽ được chiết ra trước. Câu 6. Phương pháp chưng cất, chiết, kết tinh, sắc kí cột là các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. a. Chiết là phương pháp tách biệt dựa vào sự phân bố chất tan giữa hai pha A và B không thể hoà lẫn vào nhau. b. Kết tinh là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất rắn dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ.
Dự án soạn 10 câu trắc nghiệm Đ/S và 10 câu trả lời ngắn theo từng bài hóa học 11 - CTST Xem thêm tại Website VnTeach.Com https://www.vnteach.com c. Phương pháp sắc kí cột là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự phân bố giống nhau của chúng giữa hai pha động và pha tĩnh. d. Chưng cất là phương pháp tinh chế, tách dựa trên sự khác nhau về tỉ khối hơi của các chất. Câu 7. Cho bộ dụng cụ như hình vẽ a. Bộ dụng cụ mô tả cho phương pháp chưng cất. b. Ống sinh hàn có tác dụng làm lạnh để các chất (ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường) đang hóa hơi, đi ngang qua ống sẽ ngưng tụ. c. trong bình cầu có nhánh có thể chứa đầy chất lỏng. d. có thể thay ống sinh hàn bằng ống cao su. Câu 8. Quan sát hình mô phỏng thí nghiệm sau: a. Chất bị hấp phụ mạnh nhất là chất a. b. Chất bị hấp phụ kém nhất là chất c. c. hình mô phỏng thí nghiệm phương pháp sắc kí cột. d. chất b hòa tan tốt trong dung môi hơn so với chất a và chất c. Câu 9. Để thực hiện tách sắc tố từ lá cây và tách các nhóm sắc tổ bằng phương pháp hóa học, người ta làm như sau: - Giai đoạn 1: Sử dụng lá tươi đã loại bỏ cuống lá và gân chính. Sau đó cắt nhỏ cho vào cối sứ, nghiền nát thật nhuyễn với một ít acetone, sau đó tiếp tục thêm acetone, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào một bình chứa, thu được một hỗn hợp sắc tố màu xanh lục - Giai đoạn 2: Lấy một lượng benzene gấp đôi lượng dịch vừa thu được, cho vào bình, lắc đều, rồi để yên. Vài phút sau quan sát thấy dung dịch màu phân thành 2 lớp: + Lớp dưới có màu vàng là màu của carotenoid hoà tan trong benzene. + Lớp trên có màu xanh lục là màu của diệp lục hoà tan trong acetone. a. Giai đoạn 1 đã sử dụng phương pháp lọc. b. Giai đoạn 2 đã sử dụng phương pháp chiết. c. Giai đoạn 1 có thể thay acetone bằng nước cất. d. Để tách 2 lớp ở giai đoạn 2 ra khỏi nhau ta dùng phương pháp chưng cất. Câu 10. Để tinh chế chất hữu cơ rắn chứa tạp chất, người ta hoà tan chất rắn trong dung môi thích hợp rồi lọc bỏ tạp chất không tan (Hình 9.3). a. thiết bị A là bình lọc b. dung dịch D là nước lọc c. Phương pháp đã sử dụng là phương pháp chiết. d. chất rắn E là tạp chất 10 Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn Câu 1. Tiến hành thí nghiệm điều chế ethyl acetate (CH 3 COOC 2 H 5 ) theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1,5 ml C 2 H 5 OH (0,026 mol), 1,5 ml CH 3 COOH (0,026 mol) và vài giọt dung dịch H 2 SO 4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70 o C. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 3 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Bước 4: dùng bình chiết, chiết lấy ethyl acetate (D = 0,897 g/ml)
Dự án soạn 10 câu trắc nghiệm Đ/S và 10 câu trả lời ngắn theo từng bài hóa học 11 - CTST Xem thêm tại Website VnTeach.Com https://www.vnteach.com Thể tích ethyl acetate thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng là 47,3%. Câu 2. Tiến hành thí nghiệm điều chế ethyl acetate (CH 3 COOC 2 H 5 ) theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1,5 ml C 2 H 5 OH (0,026 mol), 1,5 ml CH 3 COOH (0,026 mol) và vài giọt dung dịch H 2 SO 4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70 o C. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 3 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Bước 4: dùng bình chiết, chiết lấy ethyl acetate (D = 0,897 g/ml) Thể tích ethyl acetate thu được là 1,08 ml. Hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu? Câu 3. Một mẫu hoa hoè được xác định có hàm lượng rutin là 26%. Người ta đun sôi hoa hoè với nước (100 °C) để chiết lấy rutin. Biết độ tan của rutin là 5,2 gam trong 1 lít nước ở 100 °C và là 0,125 gam trong 1 lít nước ở 25 °C. Thể tích nước tối thiểu cần dùng là bao nhiêu để chiết được lượng rutin có trong 100 gam hoa hoè? Câu 4. Một mẫu hoa hoè được xác định có hàm lượng rutin là 26%. Người ta đun sôi hoa hoè với nước (100 °C) để chiết lấy rutin. Biết độ tan của rutin là 5,2 gam trong 1 lít nước ở 100 °C và là 0,125 gam trong 1 lít nước ở 25 °C. Giả thiết rằng toàn bộ lượng rutin trong hoa hoè đã tan vào nước khi chiết. Làm nguội dung dịch chiết 100 gam hoa hoè ở trên từ 100°C xuống 25°C thì thu được bao nhiêu gam rutin kết tinh? Câu 5. Nước mía chiếm 70% khối lượng của cây mía. Lượng saccharose trong nước mía ép là khoảng 20%. Khối lượng saccharose kết tinh thu được từ 1,0 tấn mía nguyên liệu (cho biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80%) là bao nhiêu kilogam? Câu 6. Tại một xưởng sản xuất đường thủ công, 1 tấn mía nguyên liệu được đưa vào máy ép, thu được 700 kg nước mía có nồng độ saccarozơ là 12%. Sau khi kết tinh toàn bộ lượng nước mía này với hiệu suất 90%, thu được m kg đường saccarozơ. Giá trị của m là bao nhiêu? Câu 7. Cho quy trình thực hiện thí nghiệm tinh chế benzoic acid: Cân chính xác 1 gam benzoic acid thô cho vào bình định mức 250 mL. Cho từ từ nước sôi vào bình định mức và lắc đều cho đến khi benzoic acid tan hết. Tiến hành lọc nóng, để yên cho dung dịch nguội từ từ benzoic acid sẽ kết tinh. Lọc bằng máy hút chân không, thu được 0,4455 gam benzoic acid. Hiệu suất của quá trình kết tinh trên là bao nhiêu? Câu 8. Cho quy trình thực hiện thí nghiệm tinh chế benzoic acid: Cân chính xác 1 gam benzoic acid thô cho vào bình định mức 250 mL. Cho từ từ nước sôi vào bình định mức và lắc đều cho đến khi benzoic acid tan hết. Tiến hành lọc nóng, để yên cho dung dịch nguội từ từ benzoic acid sẽ kết tinh. Lọc bằng máy hút chân không, thu được m gam benzoic acid. Hiệu suất của quá trình kết tinh trên là 40%. Giá trị của m là bao nhiêu? Câu 9. Khi hoà tan 50 gam đường glucose (C 6 H 12 O 6 ) vào 250 gam nước ở 20 o C thì thu được dung dịch bão hoà. Độ tan của đường ở 20 o C là Câu 10. Độ tan trong nước của monosodium glutamate (mì chính hay bột ngọt) ở 60 o C là 112 g/ 100 g nước; ở 25 o C là 74 g/ 100 g nước. Khối lượng monosodium glutamate kết tinh khi làm nguội 212 g dung dịch monosodium glutamate bão hoà ở 60  o C xuống 25 o C là m gam. Giá trị của m là bao nhiêu? ĐÁP ÁN 10 Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a Đ 6 a Đ b S b Đ c Đ c S
Dự án soạn 10 câu trắc nghiệm Đ/S và 10 câu trả lời ngắn theo từng bài hóa học 11 - CTST Xem thêm tại Website VnTeach.Com https://www.vnteach.com d S d S 2 a S 7 a Đ b S b Đ c S c S d Đ d S 3 a Đ 8 a Đ b S b Đ c Đ c Đ d Đ d S 4 a Đ 9 a S b S b Đ c Đ c S d S d S 5 a S 10 a S b S b Đ c S c Đ d Đ d Đ ĐÁP ÁN 10 Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn Câu Đáp án Câu Đáp án 1 1,2 6 75,6 kg 2 42,31% 7 44,5% 3 5 lit 8 0,40 g 4 25,357 g 9 20 gam 5 112 kg 10 38 g GIẢI CHI TIẾT 10 Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn Câu 1. 325 325 325 0,026.47,3%0,0123 (mol) 0,0123.881,0824 (gam) 1,0824 1,2 (ml) 0,897 CHCOOCH CHCOOCH CHCOOCH n m V    Câu 2. 325 325 1,08.0,8970,96876 (g) 0,96876 0,011 (mol) 88 0,011 42,31 (%) 0,026 CHCOOCH CHCOOCH m n H    Câu 3.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.