PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text GIẢI ĐỀ SỐ 016 CHUẨN CẤU TRÚC.pdf

GROUP VẬT LÝ PHYSICS KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 ĐỀ THAM KHẢO Môn: VẬT LÍ (Đề thi có ... trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Cường độ dòng điện i = 2cos (100πt + π 3 ) (A) có pha ban đầu là A. π 3 rad. B. 50 rad. C. 2 rad. D. 100πrad. Câu 2: Nhiệt hóa hơi riêng là thông tin cần thiết trong việc thiết kế thiết bị nào dưới đây? A. Tủ lạnh. B. Máy sấy tóc. C. Bàn là. D. Nhiệt kế. Câu 3: Hệ thức ΔU = A + Q với A > 0, Q < 0 diễn tả đúng cho quá trình nào dưới đây? A. Nhận công và nội năng giảm. B. Nhận nhiệt và sinh công. C. Nhận công và tỏa nhiệt. D. Nhận công và nhận nhiệt. Câu 4: Tập hợp ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định? A. Áp suất, thể tích, khối lượng. B. Áp suất, nhiệt độ, thể tích. C. Thể tích, trọng lượng, áp suất. D. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng. Câu 5: Theo thang Celsius, một vật có nhiệt độ tăng thêm 7 ∘C thì theo thang Kelvin vật có nhiệt độ tăng thêm là A. 280 K. B. 7 K. C. 266 K. D. 107 K. Câu 6: Ở những ngày rất lạnh, nhiều khu vực ở nước ta như Sapa, Mẫu sơn nước có thể bị đóng băng. Hiện tượng này thể hiện sự chuyển thể nào của chất? A. Sự ngưng tụ. B. Sự đông đặc. C. Sự nóng chảy. D. Sự hóa hơi. Câu 7: Trên một phương truyền của sóng điện từ, véctơ cảm ứng từ B⃗ và vectơ cường độ điện trường E⃗ tại một điểm luôn A. cùng hướng với nhau. B. ngược hướng với nhau. C. dao động ngược pha với nhau. D. dao động cùng pha với nhau. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tia α? A. Tia α phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng 20000 km/s. B. Tia α là chùm hạt mang điện tích dương. C. Tia α làm ion hóa không khí và mất dần năng lượng. D. Tia α là chùm các nguyên tử 2 4He. Câu 9: Có thể sử dụng bộ dụng cụ thí nghiệm như hình bên để A. Đo nhiệt dung riêng của nước. B. Đo nhiệt hóa hơi riêng của nước. C. Đo nhiệt nóng chảy riêng của dầu ăn. D. Kiểm nghiệm lại định luật Boyle cho chất khí lí tưởng. Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cấu trúc của chất lỏng? A. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng rất lớn và lực tương tác phân tử rất nhỏ. B. Các phân tử chất lỏng chuyển động hỗn loạn về mọi phía, chiếm không gian bình chứa. C. Các phân tử chất lỏng dao động xung quanh vị trí cân bằng không cố định. D. Các phân tử chất lỏng được sắp xếp có trật tự và dao động xung quanh vị trí cân bằng cố định. Mã đề thi 016
Câu 11: Một dây dẫn điện thẳng được đặt vuông góc với mặt phẳng như hình vẽ. Đường sức từ quay ngược chiều kim đồng hồ. Chiều của dòng điện là A. đi và mặt phẳng. B. đi ra khỏi mặt phẳng. C. quay theo chiều kim đồng hồ. D. quay ngược chiều kim đồng hồ. Câu 12: Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng về lực từ F tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện cường độ I đặt trong một từ trường đều B ? A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 13: Trước khi nén, khí trong xilanh có áp suất 0,8 atm, nhiệt độ 50∘C. Sau khi nén, thể tích giảm 5 lần, áp suất là 8 atm. Nhiệt độ của khí sau khi nén là A. 423∘C B. 353∘C C. 373∘C D. 452∘C Câu 14: Cho phản ứng hạt nhân: A + B → C + D. Biết số proton (p) và neutron (n) trong các hạt A, B, C được thể hiện trên đồ thị hình vẽ. Hạt D là A. proton. B. electron. C. positron. D. neutron. Câu 15: Để mở nút chai bị kẹt, một người dùng cách hơ nóng khí trong chai. Biết rằng khí trong chai lúc chưa hơ nóng có áp suất bằng với áp suất khí quyển và bằng 1,0.105 Pa và nhiệt độ 8,0 ∘C. Để làm đẩy được nút chai ra cần có chênh lệch áp suất giữa khí trong chai và bên ngoài là 0,8. 105 Pa. Người này cần hơ để khí trong chai nóng đến nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu độ ( ∘C) để nút chai bật ra. Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị. A. 265. B. 248. C. 233. D. 235. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 16 và Câu 17: Nam châm điện là một ống dây gồm các vòng dây quấn sát nhau, nam châm được nuôi nhờ một nguồn không đổi như hình vẽ. Tiến hành đóng khóa K, dòng điện chạy qua ống dây làm xuất hiện một từ trường. Câu 16: Đối với người quan sát, mặt đối diện của ống dây A. là mặt Bắc và từ trường càng mạnh khi dòng điện có cường độ càng lớn. B. là mặt Bắc và từ trường càng mạnh khi dòng điện có cường độ càng nhỏ. C. là mặt Nam và từ trường càng mạnh khi dòng điện có cường độ càng nhỏ. D. là mặt Nam và từ trường càng mạnh khi dòng điện có cường độ càng nhỏ. Câu 17: Từ trường trong lòng ống dây được xem là từ trường đều. Cảm ứng từ trong lòng ống dây có độ lớn được xác định bởi biểu thức B = 4π. 10−7nI. Với n = 200 vòng m là số vòng dây tính trên một đơn vị chiều dài ống, và I = 20 A là cường độ dòng điện chạy trong ống dây thì cảm ứng từ có độ lớn bằng A. 2,12mT. B. 5,03mT. C. 2,56mT. D. 6,75mT.
Câu 18: Chất phóng xạ pôlôni 84 210Po phát ra tia α và biến đổi thành chì với chu kì bán rã 138 ngày. Ban đầu có một mẫu pôlôni nguyên chất. Tại thời điểm t1, tỉ số giữa khối lượng pôlôni và khối lượng chì trong mẫu là 3 2 . Lấy khối lượng của nguyên tử tính theo đơn vị amu bằng số khối hạt nhân của chúng. Tại thời điểm t2 = t1 + 138 ngày, tỉ số giữa khối lượng pôlôni và khối lượng chì trong mẫu là A. 7 3 . B. 81 35 . C. 35 81 . D. 3 7 . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hình bên mô tả một chiếc ô tô 4 bánh đang vượt qua một sa mạc. Chuyến đi bắt đầu vào sáng sớm khi nhiệt độ khí ngoài trời là t0 = 5,0 oC. Thể tích và áp suất của khí chứa trong mỗi lốp xe là V = 1,2 m3 và p0 = 2,5 bar với 1 bar = 105 Pa. Đến giữa trưa, nhiệt độ tăng lên đến t = 42oC. Coi khí trong lốp xe là khí lí tưởng và có nhiệt độ như khí ngoài trời. Bỏ qua sự dãn nở vì nhiệt của các lốp xe. a) Các phân tử khí trong lốp xe chuyển động nhiệt va chạm với thành bên trong của lốp nên khí gây ra áp suất lên thành lốp. b) Tổng số mol khí có trong 4 lốp của 4 bánh xe là 519 mol. c) Đến giữa trưa thì áp suất khí trong các lốp xe bằng 21 bar. d) Độ tăng động năng tịnh tiến trung bình của phân tử khí trong lốp xe do sự gia tăng nhiệt độ này là 8,69. 10−22 J. Câu 4: Một nhóm học sinh làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của một mẫu kim loại. Họ có một bình xốp hình trụ có vỏ và nắp cách nhiệt, một que khuấy, một nhiệt kế, mẫu kim loại, một chiếc cân và một bình đun nước. Ban đầu, mẫu kim loại được để ở nhiệt độ phòng (27, 0 ∘C). a) Nhóm học sinh sử dụng cân và xác định được khối lượng nước đổ vào bình xốp là 0,225 kg, khối lượng của mẫu kim loại là 0,409 kg. Số chỉ của nhiệt kế nhúng trong nước nóng ngay trước khi thả mẫu kim loại là 67, 5 ∘C và số chỉ của nhiệt kế khi mẩu kim loại và nước đạt trạng thái cân bằng nhiệt là 56, 0 ∘C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. Từ các số liệu trên, nhóm học sinh xác định được nhiệt dung riêng của mẫu kim loại là 889 J/kg.K. b) Nhóm học sinh cho rằng, nếu đun nóng nước tới khoảng 70, 0 ∘C, đổ vào bình xốp đã cắm sẵn nhiệt kế, nhẹ nhàng nhúng chìm mẫu kim loại trong nước, đóng kín nắp lại và khuấy nhẹ tay thì số chỉ trên nhiệt kế sau đó sẽ thay đổi liên tục và chỉ dừng lại khi bình xốp chứa nước cùng mẫu kim loại đạt trạng thái cân bằng nhiệt. c) Một học sinh trong nhóm cho rằng, nếu bỏ qua thất thoát nhiệt với môi trường thì nhiệt lượng nước thu vào bằng với nhiệt lượng mẫu kim loại tỏa ra. d) Nhóm học sinh cho rằng, kết quả tính được ở câu a) nhỏ hơn giá trị nhiệt dung riêng chính xác của mẫu kim loại do trong phép tính đã bỏ qua nhiệt lượng trao đổi với môi trường. Câu 3: Strontium Sr 38 90 là một trong số các bụi phóng xạ nguy hiểm từ các vụ nổ hạt nhân. Chu kì bán rã của Sr 38 90 là T = 28,8 năm. Strontium khi bị bò ăn phải, sẽ tập trung trong sữa của bò và sẽ được lưu lại trong xương của những người uống sữa bò đó. Strontium Sr 38 90 khi nằm trong xương sẽ phát ra các tia phóng xạ có năng lượng lớn, phá hủy tủy xương và do đó làm suy yếu sự sản xuất tế bào hồng cầu. Strontium Sr 38 90 có khối lượng mol là M = 90 g/mol. Lấy một năm có 365 ngày. a) Hằng số phóng xạ của Sr 38 90 là λ ≈ 7,63. 10−10 s −1 . b) Khi một hạt nhân Sr 38 90 phóng xạ β −, sản phẩm phân rã là một hạt nhân có 37 proton và 53 neutron. c) Khối lượng Sr 38 90 tích tụ trong xương sẽ giảm bớt 20% so với ban đầu sau thời gian t = 15 năm.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.