PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 10. Định luật Charles.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 10: ĐỊNH LUẬT CHARLES I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Thực hiện được thí nghiệm minh hoạ định luật Charles. - Phát biểu được định luật Charles theo nhiệt độ Kelvin. - Vận dụng được định luật Charles để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan. - Vận dụng được định luật Charles để giải được các bài tập có liên quan. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Vẽ đồ thị theo bảng số liệu được cung cấp và nghiên cứu SGK tìm hiểu quá trình đẳng áp. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Phối hợp nhóm thực hiện được thí nghiệm minh hoạ định luật Charles. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến định luật Charles, đề xuất giải pháp giải quyết. Năng lực vật lí: - Định nghĩa được quá trình đẳng áp. - Phát biểu được nội dung và viết được biểu thức định luật Charles. - Nêu được ý nghĩa của độ không tuyệt đối. - Vận dụng định luật Charles giải được một số bài tập đơn giản và giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống. 3. Phẩm chất
2 - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy. - Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh xác định các thông số trạng thái của một lượng khí, hình ảnh trạng thái và quá trình, hình ảnh quả bóng bay khi để trong bóng mát và khi để ngoài nắng,… - Video: Thí nghiệm định luật Charles: https://www.youtube.com/watch?v=pWfyGwEuhyA - Máy chiếu, máy tính (nếu có). 2. Đối với học sinh: - SGK, SBT Vật lí 12. - Dụng cụ thí nghiệm: xilanh thủy tinh, nhiệt kế điện tử, ba cốc thủy tinh, nút cao su, giá đỡ thí nghiệm, nước đá, nước ấm, nước nóng, dầu bôi trơn. - Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Xác định được vấn đề của bài học này là nghiên cứu quá trình đẳng áp của một lượng khí xác định. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về câu hỏi, HS phát biểu ý kiến của bản thân về kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và nhu cầu tìm hiểu về định luật Charles. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu chiếu bảng độ tăng thể tích của 1000 cm 3 các chất khác nhau khi nhiệt độ tăng 50 0 C cho HS quan sát.

4 + Từ định nghĩa về quá trình đẳng nhiệt em hãy định nghĩa quá trình đẳng áp của một khối khí xác định. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và tìm hiểu về nghiên cứu của Charles. - GV đặt câu hỏi: + Chứng minh công thức 10.1 SGK diễn tả đầy đủ nội dung nhận xét của Charles: "Khi tăng nhiệt độ khí từ 0 0 C tới t 0 C và giữ áp suất không đổi thì độ tăng thể tích của một đơn vị thể tích khí khi được tăng thêm một đơn vị nhiệt độ của các chất khí khác nhau đều bằng nhau và bằng 1/273". - GV chiếu hình ảnh đồ thị biểu diễn sự thay đổi thể tích khí theo nhiệt độ Celsius (hình 10.1a) cho HS quan sát và yêu cầu HS trả lời nội dung Hoạt động (SGK – tr41) Hãy giải thích cách vẽ đồ thị của hàm: V = V 0 (1 + αt) trong hình 10.1a. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Hoạt động (SGK – tr41): Hãy chứng tỏ rằng nếu đổi nhiệt độ Celsius t trong hệ thức (10.2) sang nhiệt độ Kelvin T tương ứng thì sẽ được một hệ thức mới chứng tỏ thể tích V của chất khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ Kelvin: V/T = hằng số. - Sau đó GV hướng dẫn HS vẽ đồ thị biểu diễn sự thay - Quá trình biến đổi trạng thái của một khối lượng khí xác định khi giữ áp suất không đổi được gọi là quá trình đẳng áp. 2. Nghiên cứu của Charles - Khi tăng nhiệt độ khí từ 0 0 C tới t 0 C và giữ áp suất không đổi thì độ tăng thể tích của một đơn vị thể tích khí khi được tăng thêm một đơn vị nhiệt độ của các chất khí khác nhau đều bằng nhau và bằng 1/273.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.