PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text DEMO Q1001.pdf

1 Đề tài: Sử dụng kỹ thuật dạy học nhóm và phương pháp đối thoại phản biện nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2 5. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến .....................................................................2 B. NỘI DUNG.................................................................................................................3 1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................3 2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................4 3. Biện pháp thực hiện .................................................................................................6 Biện pháp 1. Kết hợp kỹ thuật “Khăn trải bàn” và kỹ thuật “XYZ” nhằm phát huy năng lực hợp tác tích cực cho học sinh.....................................................................6 Biện pháp 2. Vận dụng kỹ thuật “Vẽ sáng tạo” và kỹ thuật “Phòng tranh” giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ văn học ................................................................10 Biện pháp 3. Lồng ghép hoạt động “Đối thoại phản biện” với kỹ thuật “Bể cá” nhằm phát triển tư duy và khả năng giao tiếp cho học sinh ...................................13 Biện pháp 4. Tổ chức cuộc thi “Bứt phá tư duy - Đối thoại phản biện” liên quan đến bài học Ngữ văn cho học sinh tham gia...........................................................16 4. Hiệu quả của sáng kiến ..........................................................................................18 5. Điều kiện cần thiết để thực hiện sáng kiến ...........................................................20 6. Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến ............................................................20 C. KẾT LUẬN ..............................................................................................................21 1. Kết luận..................................................................................................................21 2. Đề xuất, kiến nghị..................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................23 PHỤ LỤC......................................................................................................................24
Biện pháp 2. Vận dụng kỹ thuật “Vẽ sáng tạo” và kỹ thuật “Phòng tranh” giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ văn học * Mục đích: Vận dụng kỹ thuật “Vẽ sáng tạo” và kỹ thuật “Phòng tranh” nhằm khuyến khích các em thể hiện sự hiểu biết và cảm nhận về tác phẩm văn học qua các hình thức trực quan và sáng tạo. Kỹ thuật “Vẽ sáng tạo” giúp học sinh chuyển tải cảm xúc và ý tưởng cá nhân về tác phẩm qua tranh vẽ, trong khi kỹ thuật “Phòng tranh” tạo cơ hội để các em chia sẻ và thảo luận về những sản phẩm nghệ thuật của mình, từ đó sâu sắc hơn trong việc phân tích và cảm nhận văn học. * Nội dung và cách thực hiện: Kỹ thuật “Vẽ sáng tạo” khuyến khích học sinh thể hiện sự hiểu biết và cảm nhận thông qua hoạt động vẽ tranh. Để ứng dụng, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ vẽ tranh cho học sinh theo nội dung bài học, sau đó các em thuyết trình về tác phẩm của mình, từ đó học sinh được nâng cao sự hiểu biết và khả năng diễn đạt. Kỹ thuật “Phòng tranh” là một phương pháp tổ chức lớp học theo kiểu triển lãm. Cách thức triển khai bao gồm việc chuẩn bị và treo các tác phẩm xung quanh lớp, học sinh di chuyển và thảo luận về nội dung tại các điểm triển lãm, sau đó tổng hợp và phản ánh các quan điểm của mình. Để đạt được hiệu quả trong quá trình áp dụng biện pháp, giáo viên có thể tham khảo quy trình sau: Bước 1: Chuẩn bị trước hoạt động Bước 2: Các nhóm thảo luận và phân công nhiệm vụ Bước 3: Trưng bày các tác phẩm và nhận xét Bước 4: Tìm hiểu sâu hơn về trọng tâm bài học Ví dụ 1: Trước tiết học Đọc: Múa rối nước - hiện đại soi bóng tiền nhân (Phạm Thùy Dung), trang 137, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, tôi đã giao nhiệm vụ cho học sinh vận dụng kỹ thuật “Vẽ sáng tạo” liên quan đến nội dung văn bản, sau đó vận dụng kỹ thuật “Phòng tranh” để tổ chức triển lãm, mở rộng vấn đề liên quan cho học sinh. Bước 1: Chuẩn bị trước hoạt động Trước tiết học tôi đã chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà tìm hiểu chi tiết nội dung bài học. Sau đó, tôi yêu cầu học sinh thực hành vẽ tranh
sáng tạo về loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian - Múa rối nước dựa trên hiểu biết của mình từ văn bản. Bước 2: Các nhóm thảo luận và phân công nhiệm vụ Các nhóm học sinh có thời gian 1 tuần để tổ chức thảo luận nhóm, phân công nhiệm vụ vẽ tranh và xây dựng nội dung cho bài thuyết trình, chia sẻ về loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian - Múa rối nước. Bước 3: Trưng bày các tác phẩm và nhận xét Đến tiết học, tôi yêu cầu học sinh sắp xếp lại không gian để trưng bày các tác phẩm. Tiếp đến, các học sinh sẽ tham quan triển lãm, xem xét các bức vẽ và lần lượt lắng nghe phần chia sẻ của nhóm bạn. Bước 4: Tìm hiểu sâu hơn về trọng tâm bài học Kết thúc hoạt động triển lãm, tôi tiếp tục dẫn dắt học sinh tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan văn bản Múa rối nước - hiện đại soi bóng tiền nhân (Phạm Thùy Dung). Ví dụ 2: Trong giờ học Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau, trang 31, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, tôi đã vận dụng kỹ thuật “Phòng tranh” để xây dựng các bảng thông tin liên quan đến một số vấn đề mang tính đa chiều, nổi bật trong cuộc sống cho học sinh quan sát, thảo luận. Bước 1: Chuẩn bị trước hoạt động Trước giờ học, tôi chuẩn bị các bảng thông tin với nội dung liên quan đến các vấn đề xã hội đa chiều, ví dụ như: Biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, sự phân biệt đối xử,... Mỗi bảng thông tin được thiết kế với hình ảnh minh họa, số liệu thống kê và các quan điểm khác nhau về từng vấn đề. Bước 2: Các nhóm thảo luận và phân công nhiệm vụ
Biện pháp 3. Lồng ghép hoạt động “Đối thoại phản biện” với kỹ thuật “Bể cá” nhằm phát triển tư duy và khả năng giao tiếp cho học sinh * Mục đích: Biện pháp này tạo cơ hội cho các em tham gia vào các cuộc thảo luận sâu sắc và phản biện trong một môi trường có tình huống rõ ràng. Kỹ thuật “Bể cá” giúp tổ chức các cuộc đối thoại trong một nhóm nhỏ, nơi học sinh có thể tự do trình bày ý kiến và lắng nghe quan điểm từ các bạn, trong khi hoạt động “Đối thoại phản biện” khuyến khích các em phát triển khả năng phân tích, đánh giá và phản hồi một cách hiệu quả, từ đó nâng cao kỹ năng tư duy phản biện và giao tiếp. * Nội dung và cách thực hiện: Hoạt động “Đối thoại phản biện” là một phương pháp giáo dục trong đó học sinh tham gia vào cuộc thảo luận để đặt câu hỏi, phản biện và đánh giá các luận điểm được trình bày. Kỹ thuật “Bể cá” là một kỹ thuật thảo luận nhóm, lớp học được chia thành hai nhóm: nhóm thảo luận và nhóm quan sát. Trong khi nhóm thảo luận trao đổi về một chủ đề cụ thể, nhóm quan sát sẽ lắng nghe và ghi chú. Sau đó, nhóm quan sát sẽ phản biện và đánh giá nội dung đã được trình bày. Để áp dụng biện pháp, giáo viên có thể tham khảo quy trình sau: Bước 1: Giới thiệu và đưa vấn đề Bước 2: Chia nhóm Bước 3: Thảo luận và tranh biện Bước 4: Tổng kết hoạt động và chuẩn hóa kiến thức Ví dụ 1: Trong tiết học Đọc: Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Trích - Trần Nhân Trung), trang 74, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, tôi đã tổ chức cho học sinh thảo luận theo kỹ thuật “Bể cá” và lồng ghép hoạt động “Đối thoại phản biện” liên quan các luận điểm chính trong văn bản. Bước 1: Giới thiệu và đưa vấn đề Đầu tiết học, tôi giới thiệu tổng quan về văn bản "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" và các luận điểm chính mà văn bản trình bày. Đồng thời, đưa ra các vấn đề mang tính chất 2 chiều trong văn bản cho học sinh thảo luận theo kỹ thuật “Bể cá”. Chẳng hạn:

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.