PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text HĐTN 7-TUẦN 16.docx

Năm học: 2022-2023 HĐTN 7 Tr 1 Ngày soạn: 5/12 /2022 CHỦ ĐỀ 4: RÈN LUYỆN BẢN THÂN Sau chủ đề này, HS: -Thề hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình cũng như ở trường. -Rèn luyện được tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc. -Biết kiểm soát các khoản chi tiêu và biết tiết kiệm tiền. -Lập được kế hoạch chi tiêu cho một số sự kiện trong gia đình phù hợp với lứa tuổi. -Rèn luyện năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề; phẩm chất trách nhiệm, trung thực, nhân ái. TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ VĂN NGHỆ VỀ CHỦ ĐỀ: “CHI TIÊU HỢP LÍ”. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS: -Hiểu được ý nghĩa, vai trò của việc chi tiêu hợp lí trong đời sống của mỗi con người. -Hiểu được sự cần thiết phải kiểm soát chi tiêu để luôn chủ động trong cuộc sống. -Rèn kĩ năng thiết kế, tổ chức, đánh giá hoạt động; bổi dưỡng phẩm chất tiết kiệm, trách nhiệm. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề - Năng lực riêng: -Rèn kĩ năng thiết kế, tổ chức, đánh giá hoạt động. 3. Phẩm chất: - -Bổi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với TPT, BGH và GV: -TPT chuẩn bị địa điểm, hệ thống âm thanh, phông nền và trang thiết bị. -GV hướng dẫn lớp trực tuần chuẩn bị kịch bản cho buổi Sinh hoạt dưới cờ. -Tư vấn cho HS chọn MC. -Tư vấn cho HS lựa chọn các tiểu phẩm vẽ chủ đề “Chi tiêu hợp lí”. Các tiểu phẩm có nội dung thể hiện quan điểm về cách chi tiêu của HS hoặc giới trẻ hiện đại; cách chi tiêu tiết kiệm, hợp lí và lợi ích từ cách chi tiêu này; cách chi tiêu phung phí, không có mục tiêu và hậu quả của cách chi tiêu này; cách tiết kiệm tiền;... -Tư vấn cho HS lựa chọn các tiết mục múa, hát đan xen trong buổi Sinh hoạt dưới cò’ (nếu cần). 2. Đối với HS: -Tập dẫn chương trình cho buổi biểu diễn văn nghệ vê' chủ đề “Chi tiêu hợp lí”. -Xây dựng kịch bản cho tiểu phẩm và luyện tập diễn kịch. -Luyện tập các tiết mục văn nghệ. -Chuẩn bị trang phục và đạo cụ cần thiết cho buổi biểu diễn. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với giờ chào cờ. TUẦN 16
Năm học: 2022-2023 HĐTN 7 Tr 2 b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị chào cờ. c. Sản phẩm: Thái độ của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chào cờ, sơ kết thỉ đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển. b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét. c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT. d. Tổ chức thực hiện: - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề: Văn nghệ về chủ đề "Chỉ tiêu hợp lí" a. Mục tiêu: -Hiểu được ý nghĩa, vai trò của việc chi tiêu hợp lí trong đời sống của mỗi con người. -Hiểu được sự cần thiết phải kiểm soát chi tiêu để luôn chủ động trong cuộc sống. b. Nội dung: ý nghĩa, vai trò của việc chi tiêu hợp lí trong đời sống của mỗi con người. c. Sản phẩm: HS trình bày d. Tổ chức thực hiện: -MC giới thiệu mục đích, ý nghĩa của việc chi tiêu hợp lí. -MC giới thiệu khách mời và thành phần tham dự. -MC giới thiệu các tiểu phẩm biểu diễn theo kịch bản chương trình. -GV/ TPT tổng kết: Việc chi tiêu rất quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chi tiêu phù hợp. Chi tiêu hợp lí sẽ đem lại nhiều lợi ích, giúp chúng ta có thể tự chủ trong cuộc sống, để phòng những trường hợp phải chi tiêu bất ngờ, thực hiện được những mục tiêu cần thiết của cá nhân và có thể giúp đỡ người khác khi cần. Chính vì vậy, hình thành thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm là điều nên làm của mọi người nói chung mỗi HS nói riêng. ĐÁNH GIÁ Thu hoạch và cảm xúc của HS sau khi tham gia chương trình văn nghệ về chủ đề “Chi tiêu hợp lí”. C. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI a. Mục tiêu: Hiểu được sự cần thiết phải kiểm soát chi tiêu để luôn chủ động trong cuộc sống.. b. Nội dung: Trách nhiệm của bản thân đỗi với gia đình. c. Sản phẩm: kết quả làm việc cua HS. d. Tổ chức thực hiện: Suy ngẫm về các quan điểm thể hiện cách chi tiêu hợp lí.
Năm học: 2022-2023 HĐTN 7 Tr 3 TIẾT 2. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ NỘI DUNG 3. QUẢN LÍ CHI TIÊU (1 tiết) I. MỤC TIÊU: 1.Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS: - Bước đầu biết kiểm soát các khoản chi tiêu và tiết kiệm tiền. - Lập được kế hoạch chi tiêu cho một số sự kiện trong gia đình phù hợp với lứa tuổi. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa. 3. Phẩm chất - Trung thực: HS mạnh dạn nói ra các ví dụ về việc quản lí chi tiêu chưa hợp lí - Trách nhiệm: HS có ý thức kiểm soát các khoản chi tiêu và tiết kiệm tiền. HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU -Đối với giáo viên: Giấy A4. Bút dạ. Trò chơi, video clip có liên quan đến chủ đề. -Đồi với học sinh: Giấy A4 hoặc A3. Bút dạ. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng cho HS, bước đầu cho HS biết được cần phải chi tiêu một cách khôn ngoan. b. Nội dung: GV chiếu video cho HS theo dõi, đặt câu hỏi, HS chia sẻ. c. Sản phẩm: HS nghe và chia sẻ câu trả lời trước lớp d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu video cho HS theo dõi: https://www.youtube.com/watch?v=I-mgLLjJufk - GV đặt câu hỏi: Hãy chia sẻ cách chi tiêu của em trong cuộc sống hằng ngày? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS xem video, nhớ lại cách chi tiêu của bản thân trong cuộc sống hằng ngày. Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Năm học: 2022-2023 HĐTN 7 Tr 4 - HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Hoạt động 1: Tìm hiểu vể việc kiểm soát chỉ tiêu và tiết kiệm tiền. a. Mục tiêu: - HS nhận diện được cách chi tiêu hợp lí, tiết kiệm và chi tiêu chưa hợp lí do mất kiểm soát trong việc chi tiêu. - HS liên hệ, kết nối được với thực tiễn để nhận diện những lúc bản thân mình mất kiểm soát trong chi tiêu và chia sẻ với mọi người cách khắc phục những nhược điểm đó. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS đọc trường hợp sgk, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả. c. Sản phẩm: HS xử lí trường hợp trong sgk. d.Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc trường hợp trong sgk, trang 29, rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau: + Những thứ Hằng đã chi trong sinh nhật là gì? + Những thứ nào cần thiết chi và không cần thiết chi cho buổi sinh nhật của Hằng? + Vì sao Hằng lại không kiểm soát được các khoản chi tiêu của mình? Điều này dẫn đến hậu quả gì? + Kinh nghiệm của em trong việc xử lí những trường hợp mất kiểm soát chi tiêu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động theo nhóm, xử lí trường hợp cụ thể, thảo luận, thống nhất ý kiến. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Nhận xét về kết quả của các nhóm, đặc biệt là cách xử lí của HS trong trường hợp đã gặp ở thực tiễn cuộc sống. - GV gọi một số HS nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV tổng hợp các ý kiến và kết luận. 1. Tìm hiểu về việc kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền Muốn quản lí chi tiêu tốt, trước hết phải xác định được những khoản nào cần chỉ, chưa cần chi và không cần chi. Trong thực tế cuộc sống, sẽ có nhiều lúc chúng ta bị mất kiểm soát chi tiêu, tuy nhiên cần nhận diện rõ những tình huống mất kiểm soát chi tiêu đó để có phương án khắc phục chúng một cách hiệu quả. Trong quản lí chi tiêu thì tiết kiệm tiền cũng là một phương án hiệu quả. Tiết kiệm tiền được hiểu là chi tiêu cho những điều thiết thực và có ý nghĩa, đồng thời loại bỏ những thứ không cần thiết. Mỗi người có thể tiết kiệm tiền bằng nhiều cách khác nhau. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẠP Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền a. Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức mới về kiểm soát chi tiêu để đưa ra cách xử lí tình huống cho phù hợp. b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động theo nhóm, thảo luận xử lí tình huống. c. Sản phẩm: HS đưa ra cách xử lí phù hợp cho tình huống cụ thể được giao d.Tổ chức hoạt dộng: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đóng vai để xử lí tình huống trong 2. Rèn luyện kĩ năng kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.