Content text Giáo Trình Chế Tạo Thiết Bị Cơ Khí - Tập 1 (TS. Lê Văn Hiền Cb).pdf
BỘ X Â Y DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG n g h ề LILAMA 2 CHỦ BIÊN : T S . Lê Văn Hiên - Th S. Nguyễn Anh Dũng Th S. Nguyễn Hồng Tiến GIÁO t r ìn h CHE TẠO THIẾT BỊ CO' KHÍ TẠP 1 Đ >21.8 250 H NHÀ XUẤT BẢN XÂY DựNG
LỜI NÓI ĐẦU Nhằm năng cao chất lượng đào tạo từng bước hội nhập quốc tế, mặt khác đ ể đảm bảo sự thống nhất nội dung đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề đáp ứng cung cấp cho người lao động kỹ thuật bậc cao theo yêu cầu của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo người lao động sau khi đào tạo có kỹ năng nghề cao, Trường cao đang nghề LILAMA2 tô chức biên soạn “Giáo trình Cao đang nghề Kỹ thuật chế tạo thiết bị cơ khí". Giáo trình là một trong những phương tiện chính đ ề cung cấp kiến thức và là cơ sở đê hình thành kỹ năng nghề cho sinh viên. Trường cao đang nghề LILAM A2 giao cho TS. Lê Văn Hiền chủ biên phôi hợp với các ông: ThS. Nguyễn A nh Dủng, ThS. Nguyễn Hồng Tiến, KS. Lưu Quốc Tuấn biên sòạn bộ giáo trình "Giáo trìn h chê tao th iế t bi cơ khí". Giáo trinh chê tạo thiết bị cơ khí được xây dựng và soạn thảo trên cơ sở chương trình khung quốc gia về đào tạo nghề kỹ thuật chế tọ.o thiết bị cơ khí (ban hành kèm theo Quyết định sô 37/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bô trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Giáo trinh được chia thành 2 tập. Tập 1: Gồm các môn học và mô đun nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản của nghề kỹ thuật chế tạo thiết bị cơ khí. Tập 2: Gom các môn học và mô đun nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghề của nghề kỹ thuật chế tạo thiết bị cơ khí. Giáo trình được soạn thảo để làm tài liệu học tập cho sinh viên cao đắng nghề kỹ thuật chế tạo thiết bị cơ khí, tài liệu tham khảo cho các giảng viên dạy nghề kỹ thuật chế tạo thiết bị cơ khí, các kỹ sư đang làm công tác kỹ thuật và giám sát chất lượng cho các nhà máy cơ khí. Trong quá trinh biên soạn, chúng tòi đả tham khảo nhiều tài liệu có liên quan của các trường đại học khối kỹ thuật, các trường nghề trong nước, hiệp hội nghề quốc tế City & Guilds và tài liệu thi công của các dự án lớn như Nhà máy điện Phú Mỹ, Cà Mau, Nhơn Trạch, Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý cơ quan, đơn vị và các cá nhăn đã giúp chúng tôi hoàn thành bộ giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự góp ỷ của các đồng nghiệp và các bạn đọc đê giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. /. Xin trân trọng cảm ơn! Ngày 02 tháng 02 năm 2012 Nhóm tác giả 3
MÔN HỌC : KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG I. VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHÂT MÔN HỌC Kỹ thuật An toàn và Bảo hộ lao động (BHLĐ) là mốn học kỹ thuật cơ sở trong chương trình các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nghề Chế tạo thiết bị cơ khí nhằm trang bị cho người học kiến thức an toàn và vệ sinh trong lao động sản xuất. Môn học Kỹ thuật an toàn và BHLĐ mang tính pháp luật, tính khoa học và tính quần chúng. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC Học xong môn học này, người học có các kiến thức và kỹ năng như sau: 1. Về kiến thức 1.1. Trình bày được mục đích, nội dung, ý nghĩa, tính chất của công tác BHLĐ. 1.2. Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến sức khoẻ người lao động và các biện pháp phòng chống. 1.3. Trình bày được kỹ thuật an toàn khi tổ chức và bố trì nơi làm việc. 1.4. Trình bày được các biện pháp phòng cháy chữa cháy. 2. Về kỹ nâng 2.1. Sử dụng đúng kỹ thuật các bình chữa cháy. 2.2. Thao tác được cấp cứu được nạn nhân bị tai nạn lao động. 2.3. Phân biệt được các biển báo an toàn trong thi công xây lắp. III. NỘI DUNG MÔN HỌC SỐTT Tên các bài trong môn học 1 Một số khái niệm về BHLĐ 2 Vệ sinh lao động 3 Kỹ thuật an toàn 4 Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy 5 Cấp cứu nạn nhân bị tai nạn lao động 6 Một số biển báo trong thi công xây lắp 4