PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Phần một. Định hướng ôn luyện và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn lịch sử.docx

Phần một ĐỊNH HƯỚNG ÔN LUYỆN VÀ LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN LỊCH SỬ 1. Tìm hiểu một số điểm mới về kì thi tốt nghiệp THPT (từ năm 2025) Từ năm học 2024 – 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT theo phương thức mới: đánh giá năng lực và phẩm chất người học dựa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình 2022 đối với môn Lịch sử). Bên cạnh đó, nhiều viện, học viện, đại học và trường đại học cũng sẽ tổ chức nhiều đợt thi đánh giá năng lực (theo phương thức riêng) để xét tuyển. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều viện, học viện, đại học, trường đại học và cao đẳng trên cả nước đổi mới phương thức thi tốt nghiệp THPT, hoặc tổ chức thi đánh giá năng lực để xét tuyển đã tác động lớn đến cách dạy, cách học và ôn – luyện thi của thầy cô giáo cũng như học sinh. So với các kì thi, đánh giá trước đây, kì thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 và thi đánh giá năng lực ở các viện, học viện, đại học và trường đại học có nhiều điểm mới, chúng ta cần hiểu rõ để vận dụng. Điểm mới thứ nhất, mục đích chính của kì thi tốt nghiệp THPT là để đánh giá, xét tốt nghiệp cho học sinh năm cuối cấp – lớp 12 THPT, nhưng kết quả “học thật”, “thi thật” của thí sinh trong kì thi này cũng là cơ sở tin cậy để các viện, học viện, đại học, trường đại học và cao đẳng trên cả nước xét tuyển (khoảng 60 % thí sinh đỗ tốt nghiệp sẽ được xét và trúng tuyển). Điểm mới thứ hai, sự thay đổi về số môn thi, số lượng câu hỏi và thời gian làm bài thi. Trên cơ sở các môn học bắt buộc đã theo học từ lớp 10 (Ngữ Văn, Toán, Lịch sử, Ngoại ngữ) và 4 môn học lựa chọn theo tổ hợp/nhóm/khối thi (Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học,...), mỗi học sinh phải đăng kí 4 môn thi tốt nghiệp THPT. Ngoài môn Ngữ văn tất cả các thí sinh thi tự luận chung đề (120 phút), môn Toán thi trắc nghiệm (90 phút), các môn còn lại đều thi theo hình thức trắc nghiệm (50 phút/môn). Học sinh không được lựa chọn môn học khác để thi tốt nghiệp THPT – nếu môn học đó không phải là môn học bắt buộc, hoặc không nằm trong tổ hợp được học từ lớp 10. Đối với những thí sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đã trượt tốt nghiệp năm 2024, hoặc đã học xong chương trình lớp 12 nhưng chưa đăng kí dự thi tốt nghiệp nếu muốn tham dự kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thì vẫn thi 6 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc (Ngữ
văn, Toán và Ngoại ngữ) và 3 môn theo tổ hợp (Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân hoặc Vật lí, Hoá học và Sinh học). Điểm mới thứ ba, các môn thi có sự thay đổi về cấu trúc, định dạng câu hỏi và cách tính điểm. Đối với môn Lịch sử, đề thi được chia làm hai phần: Phần I – Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án A, B, C hoặc D); Phần II – Câu trắc nghiệm đúng sai (trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh phải chọn đúng hoặc sai). Trên cơ sở đổi mới cách thức ra đề, cấu trúc và định dạng đề thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng điều chỉnh cách tính điểm với mỗi định dạng câu hỏi. Tổng điểm của mỗi bài thi là 10,0 điểm, trong đó: – Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn, mỗi câu trả lời đúng (A, B, C, D) được 0,25 điểm. – Câu trắc nghiệm đúng sai, mỗi ý trả lời đúng (a, b, c, d) trong mỗi câu lại có cách tính điểm khác nhau. Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm, trong đó: + Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm. + Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. + Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm. + Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1,0 điểm. 2. Định hướng chương trình, cấu trúc đề thi và nội dung ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử Chương trình môn Lịch sử 2022 (ban hành kèm theo Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 3-8-2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định học sinh học kiến thức môn Lịch sử cấp THPT có hai phần: học theo chủ đề (bắt buộc) và học theo chuyên đề (lựa chọn). Trên cơ sở đó, chương trình ôn luyện thi tốt nghiệp THPT của học sinh sẽ nằm trong phần kiến thức của các chủ đề, tập trung chủ yếu ở lớp 12. Về cấu trúc đề thi, căn cứ vào định hướng của kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025, đề thi môn Lịch sử sẽ có hai phần: Phần I gồm 24 câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (A, B, C hoặc D) và phần II có 4 câu hỏi trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có 4 ý a, b, c, d). Về tỉ lệ câu hỏi theo chương trình và nội dung kiến thức cần ôn luyện, học sinh cần tập trung nhiều hơn vào những chủ đề ở lớp 12 (từ 34 đến 35 câu, chiếm khoảng 85 %) và một phần của
lớp 11 (từ 5 đến 6 câu, chiếm khoảng 15 %). Để ôn luyện hiệu quả, các em phải có kế hoạch từ sớm và cần xác định được những mạch kiến thức cơ bản sau đây: Chương trình/lớp Mạch kiến thức Lưu ý Lớp 11 (5- 6 câu) – Lịch sử thế giới + Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến nay (nội dung liên quan đến phong trào giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á). + Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay. + Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á. Chú ý sự kiện có tác động, ảnh hưởng đến Việt Nam – Lịch sử Việt Nam + Chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc + Chiến tranh giải phóng dân tộc trong Lịch sử Việt Nam Chú ý đặt lịch sử Việt Nam trong bối cảnh thế giới chung Lớp 12 (34-35 câu) – Lịch sử thế giới + Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh. + Tác động của thế giới đến Việt Nam (1945 – nay). + ASEAN: những chặng đường lịch sử. Chú ý sự kiện có tác động, ảnh hưởng đến Việt Nam như Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh lạnh,… – Lịch sử Việt Nam + Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ Cách mạng tháng tháng Tám năm 1945 đến nay). + Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. + Lịch sử đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay. + Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam. 3. Một số định hướng về phương pháp ôn luyện và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử từ năm 2025 3.1. Phương pháp ôn luyện Vấn đề ôn luyện thi tốt nghiệp THPT nói chung, thi đánh giá năng lực của các đại học và trường đại học (theo Chương trình năm 2022 môn Lịch sử) nói riêng là một quá trình tích luỹ kiến thức và rèn luyện lâu dài. Học sinh cần lưu ý các giai đoạn ôn luyện sau đây: Giai đoạn Định hướng cách thức ôn luyện Các kĩ thuật ôn luyện hiệu quả Chuẩn bị kiến thức theo định – Giáo viên bộ môn trực tiếp định hướng cho học sinh các phương pháp – Ghi chép bài vở đầy đủ, khoa học theo cách hiểu/ trình bày của mình.
hướng của chương trình (trong quá trình học trên lớp) học tập để chủ động lĩnh hội, làm chủ kiến thức. – Sử dụng sách giáo khoa làm cơ sở, nền tảng; đồng thời tìm hiểu sách tham khảo để nâng cao kiến thức trong chủ đề (sách tham khảo của tác giả có uy tín). – Phân biệt các thuật ngữ, khái niệm cốt lõi liên quan đến sự kiện lịch sử. Ví dụ, khi học chuyên đề về Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam, học sinh phải phân biệt được một số thuật ngữ như “nhiệm vụ chiến lược” và “nhiệm vụ sách lược”, “tư sản dân quyền cách mạng” và “thổ địa cách mạng”,… – Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy, băng thời gian, bảng tổng hợp sự kiện, sử dụng từ khóa,… – Vận dụng một số “công thức” thường “lặp lại” trong khi ghi chép kiến thức lịch sử. Ví dụ, về nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo từ năm 1930 (Cách mạng tháng Tám năm 1945; kháng chiến chống Pháp; kháng chiến chống Mỹ, cứu nước) đều có yếu tố chủ quan – sức mạnh dân tộc đóng vai trò quyết định (truyền thống dân tộc, Đảng lãnh đạo, đoàn kết dân tộc,…) và yếu tố khách quan – sức mạnh thời đại,… Tự củng cố kiến thức và thực hành các dạng câu hỏi, bài tập (ở nhà) khi không có giáo viên kiểm soát trực tiếp – Tự xem lại trong vở ghi và sách giáo khoa để củng cố và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử cơ bản. – Tự bổ sung, chỉnh lý bài học đã ghi chép trên lớp và hệ thống lại kiến thức theo từng nội dung, vấn đề. Ví dụ, khi củng cố kiến thức về các cuộc kháng chiến thành công trong lịch sử dân tộc, học sinh cần hệ thống được tên các cuộc kháng chiến, thời gian, tổ chức lãnh đạo, đặc điểm nổi bật, nguyên nhân dẫn đến sự thành công và những bài học kinh nghiệm. – Phân tích, so sánh, giải thích các vấn đề mà giáo viên và sách giáo khoa đã đặt ra; tìm ra những điểm mới/ khác biệt/ giống nhau,… của các sự kiện lịch sử. – Thực hành, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các dạng câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa và sách tham khảo. – Kĩ thuật 5W-2H: When, Where, Who, What, Why (ghi nhớ thời gian, không gian/địa bàn, nhân vật/tổ chức, nội dung chính của sự kiện và lí giải/giải thích được mối quan hệ của sự kiện lịch sử đã xảy ra); các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi và giải quyết từng dạng câu hỏi như thế nào. – Xác định mối liên hệ giữa các yếu tố tạo nên sự kiện lịch sử (thời gian, không gian, nhân vật,…), tác động của lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong một giai đoạn,… – Vận dụng đúng nguyên tắc 3Đ: kiến thức phải đúng, nội dung kiến thức phải được hệ thống đầy đủ theo các ý, đảm bảo việc hiểu rõ các dạng thức câu hỏi thường gặp của đề thi minh họa. Ôn luyện các đề – Giáo viên bộ môn xây dụng đề thi – Tìm hiểu cấu trúc, định dạng của đề

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.