Content text Bài 21. Nhóm halogen - GV.docx
F Cl Br I At Ts Chu kì 2 3 4 5 6 7 Tên Fluorine Chlorine Bromine Iodine Astatine Tennessine I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN: Halogen trong tự nhiên không tồn tại ở dạng đơn chất, chủ yếu tồn tại dưới dạng muối của các ion halide (F – , Cl – , Br – , I – ). Ion fluoride được tìm thấy trong các khoáng chất như fluorite (CaF 2 ); fluorapatite (Ca 5 (PO 4 ) 3 F) và cryolite (Na 3 AlF 6 ). Ion chloride có nhiều trong nước biển, trong quặng halite (NaCl, thường gọi là muối mỏ), sylvite (KCl). Ion bromide có trong quặng bromargyrite (AgBr); ion iodide trong iodargyrite (AgI), … các ion này cũng có trong nước biển và các mỏ muối. Hình. Một số khoáng chất chứa ion halide
Đơn chất halogen tồn tại ở dạng phân tử X 2 , liên kết trong phân tử là liên kết cộng hoá trị không phân cực. KẾT LUẬN Ví dụ 1. Tra cứu số liệu Bảng 6.1, Bảng 6.2 và Hình 6.2 để hoàn thành bảng mô tả một số đặc điểm cấu tạo của các nguyên tử halogen theo mẫu sau: Nguyên tử Lớp electron ngoài cùng Bán kính nguyên tử Độ âm điện Fluorine ? ? ? Chlorine ? ? ? Bromine ? ? ? Iodine ? ? ? Từ bảng số liệu thu được, hãy: a) Giải thích tại sao nguyên tử halogen có xu hướng nhận 1 electron từ nguyên tử kim loại, hoặc góp chung 1 electron với nguyên tử phi kim, để hình thành liên kết. b) Nêu và giải thích xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện của các nguyên tử halogen. Từ đó dự đoán xu hướng biến đổi tính oxi hóa từ F đến I. c) Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và độ âm điện, giải thích tại sao nguyên tử fluorine chỉ có số oxi hóa -1 trong các hợp chất? Đáp án: Nguyên tử Lớp electron ngoài cùng Bán kính nguyên tử Độ âm điện Fluorine 7 72 pm 3,98 Chlorine 7 100 pm 3,16 Bromine 7 114 pm 2,96 Iodine 7 133 pm 2,66 a) Nguyên tử halogen có 7 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhận 1 electron từ nguyên tử kim loại, hoặc góp chung 1 electron với nguyên tử phi kim, để hình thành liên kết, khi này các nguyên tử halogen đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nó nhất. Tổng quát: X + e → X - b) Đi từ F – I, bán kính nguyên tử tăng dần vì lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Đi từ F – I, độ âm điện giảm dần vì số lớp electron tăng, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. ⇒ Dự đoán: Tính oxi hóa giảm dần từ F > Cl > Br > I. c) Nguyên tử fluorine có độ âm điện lớn nhất nên nguyên tử fluorine chỉ có xu hướng hút electron về mình. Mà lớp ngoài cùng có 7 electron nên nguyên tử fluorine sẽ nhận 1 electron về mình để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nó nhất (Ne). ⇒ Trong các hợp chất, fluorine chỉ có số oxi hóa là -1. Ví dụ 2. Tham khảo Bài 12 (Liên kết cộng hóa trị) hãy: a) Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử halogen bằng công thức electron b) Liên kết trong phân tử halogen là liên kết cộng hóa trị phân cực hay không phân cực? c) Dựa vào bán kính nguyên tử (Hình 6.2), hãy dự đoán xu hướng biến đổi độ dài liên kết trong dãy các phân tử halogen.