Content text HỆ SINH THÁI - ĐỀ.pdf
HỆ SINH THÁI I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÓ NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1. Trong môi trường sống có một xác chết của sinh vật là xác của một cây thân gỗ. Xác chết của sinh vật nằm trong tổ chức sống nào sau đây? A. Quần thể. B. Quần xã. C. Vi sinh vật. D. Hệ sinh thái. Câu 2. Khi nói về hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. B. Hệ sinh thái tự nhiên chỉ bao gồm thành phần hữu sinh. C. Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống sinh học tương đối ổn định và hoàn chỉnh. D. Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo là những hệ thống sinh học kín và hoàn chỉnh. Câu 3. Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có khả năng tự điều chỉnh tốt nhất trước các tác động của môi trường? A. Cánh đồng lúa. B. Ao nuôi cá. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đầm nuôi tôm. Câu 4. Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây “truyền“ năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật? A. Chim bói cá. B. Tảo lục đơn bào. C. Tôm sông.D. Cá rô đồng. Câu 5. Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật phân giải? A. Động vật ăn động vật. B. Động vật ăn thực vật. C. Thực vật D. Nấm hoại sinh. Câu 6. Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật phân giải? A. Động vật ăn động vật. B. Động vật ăn thực vật. C. Thực vật D. Vi khuẩn hoại sinh Câu 7: Thành phần cơ bản của một hệ sinh thái bao gồm: I- Các chất vô cơ, các chất hữu cơ. II- Điều kiện khí hậu. III- Sinh vật sản xuất. IV- Sinh vât phân giải. V- Sinh vật tiêu thụ. Trả lời: A. I, III, IV, V. B. I, II, III, V. C. II, III, IV, V. D. I, II, III, IV, V. Câu 8: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định? A. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. B. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. C. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau. D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. Câu 9: Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống như thế nào? A. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã.
B. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. C. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. D. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần thể và giữa quần thể với sinh cảnh của chúng. Câu 10: Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào là sinh vật sản xuất? A. Động vật ăn thịt. B. Cây xanh. C. Nấm. D. Vi khuẩn. Câu 11: Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng, động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của chúng tạo thành A. lưới thức ăn. B. quần xã. C. hệ sinh thái. D. chuỗi thức ăn. Câu 12: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái diễn ra 1- trong phạm vi quần xã sinh vật. 2- trong phạm vi quần thể sinh vật. 3- giữa quần xã sinh vật với sinh cảnh của nó. Tổ hợp các câu trả lời đúng là: A. 1, 2. B. 2, 3. C. 1, 3. D. 1, 2, 3. Câu 13: Về nguồn gốc hệ sinh thái được phân thành các kiểu A. Các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. B. Các hệ sinh thái rừng và biển. C. Các hệ sinh thái lục địa và đại dương. D. Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. Câu 14: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. D. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. Câu 15. Hình 1 thể hiện một phần lưới thức ăn trên cánh đồng trồng cỏ chăn nuôi và mía ở đảo Hawaii. Hình 2 thể hiện sự thay đổi số lượng, sinh khối của một số loài trong quần xã trước và sau khi một loài vi khuẩn chỉ gây bệnh trên cóc (Bufo marinus) xuất
hiện làm số lượng cóc giảm mạnh. Trong khu vực cỏ chăn nuôi và mía, do vi khuẩn gây bệnh làm chết toàn bộ cóc. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Muốn tăng năng suất của hệ sinh thái thì phải bảo vệ loài cóc. II. Khi toàn bộ cóc bị chết, côn trùng cánh cứng và sâu sẽ sinh trưởng nhanh. III. Bậc dinh dưỡng cấp 3 có 2 loài sinh vật. IV. Khi cây bụi giảm đã làm mật độ chim sáo giảm còn 1/3. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 16. Khi nói về sinh vật phân giải của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các loài vi khuẩn hoại sinh phân giải xác chết của động, thực vật thành mùn cung cấp cho cây. II. Các loài động vật ăn thực vật và bài tiết ra chất thải ra môi trường làm tăng độ phì nhiêu cho đất. III. Các loài động vật ăn thịt sử dụng các loài động vật khác làm thức ăn và phân giải thức ăn thành chất thải. IV. Các loài nấm sử dụng các nguyên liệu thực vật để sinh trưởng và phát triển. V. Một số loài động vật không xương sống có khả năng sử dụng các chất mùn hữu cơ làm thức ăn và biến chất mùn hữu cơ thành các chất vô cơ. Sinh vật phân giải bao gồm: A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 17. Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tất cả các loài sinh vật dị dưỡng đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. II. Tất cả các loài vi tảo đều được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất. III. Một số thực vật cộng sinh cũng được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. IV. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 18: Bảng dưới đây mô tả sự biểu hiện các mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật A và B: Trường hợp Được sống chung Không được sống chung Loài A Loài B Loài A Loài B (1) - - 0 0 (2) + + - - (3) + 0 - 0 (4) - + 0 - Kí hiệu: (+): có lợi. (-): có hại. (0): không ảnh hưởng gì. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở trường hợp (1), nếu A là một loài động vật ăn thịt thì B sẽ là loài thuộc nhóm con mồi. II. Ở trường hợp (2), nếu A là loài mối thì B có thể là loài trùng roi sống trong ruột mối. III. Ở trường hợp (3), nếu A là một loài cá ép sống bám trên cá lớn thì B có thể sẽ là loài cá lớn. IV. Ở trường hợp (4), nếu A là loài giun kí sinh ở trong ruột của lợn rừng thì B có thể sẽ là loài lợn rừng. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI Câu 19: Khi nói về hệ sinh thái, mỗi phát biểu dưới đây Đúng hay Sai? a. Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh. b. Trong hệ sinh thái quần xã và các yếu tố vô sinh có tác động qua lại với nhau trong một khoảng không gian xác định. c. Quần xã sinh vật trong hệ sinh thái bao gồm các sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và các sinh vật phân giải. d. Môi trường vô sinh của quần xã gồm các nhân tố khí hậu, các chất vô cơ, các chất hữu cơ. Câu 20: Khi nói về các dạng hệ sinh thái, mỗi phát biểu dưới đây Đúng hay Sai? a. Dựa vào nguồn gốc tạo thành, các hệ sinh thái được chia thành hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. b. Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái được hình thành và phát triển theo quy luật của tự nhiên, không có hoặc có ít tác động của con người. c. Hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo nên như đồng lúa, ao nuôi tôm, khu đô thị, khu công nghiệp. d. Kể cả khi không có sự chăm sóc của con người, hệ sinh thái nhân tạo vẫn có độ đa dạng của loài luôn thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên.