Content text PHẦN III. CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐĐ THÍCH NGHI VÀ LOÀI SINH HỌC - GV.docx
1-Thí nghiệm này mô tả quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí. 2- Sau khi nuôi qua 8 thế hệ 2 nhóm cá thể này vẫn có vốn gene giống nhau. 3- Chọn lọc tự nhiên làm phân hóa về tần số allele giữa hai quần thể làm cho chúng thích nghi với việc tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau. 4-Sự khác biệt về điều kiện môi trường sống làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối dẫn đến cách li sinh sản giữa 2 quần thể ruồi. Đáp án: 4 Câu 4. Cho các ví dụ về quá trình hình thành loài như sau: (1) Một quần thể chim sẻ sống ở đất liền và và một quần thể chim sẻ sống ở quần đảo Galapagos. (2) Một quần thể mao lương sống ở bãi bồi sông Volga và và một quần thể mao lương sống ở phía trong bờ sông. (3) Hai quần thể cá có hình thái giống nhau nhưng khác nhau về màu sắc: một quần thể có màu đỏ và một quần thể có màu xám sống chung ở một hồ Châu phi. (4) Chim sẻ ngô (Parus major) có vùng phân bố rộng trên khắp châu Âu và châu Á phân hóa thành 3 nòi: nòi châu Âu, nòi Trung Quốc và nòi Ấn độ. Các quá trình hình thành loài có sự tham gia của cơ chế cách li địa lý là? Đáp án: 3 Câu 5. Các ví dụ: (1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được để cho cây thuộc loài khác. (3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. (4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử? Đáp án: 2 Câu 6. Nói đến cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật, một học sinh đưa ra các nhận định sau: - Nhờ có đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu. - Nhờ có giao phối làm phát tán các đột biến và xuất hiện những biến dị tổ hợp. - Nhờ có chọn lọc tự nhiên giúp sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gene thích nghi. - Sự hình thành các đặc điểm thích nghi của cơ thể sinh vật là kết quả của một quá trình chịu sự chi phối của đột biến, giao phối và CLTN. Có bao nhiêu nhận định trên đúng về cơ chế góp phần hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật? Đáp án: 4 Câu 7. Khi nghiên cứu về sự giao phối ở hai loài thân thuộc ở động vật. Số lượng con cái giao phối với con đực cùng loài hoặc khác loài, sống cùng hoặc khác vùng địa lí được ghi lại ở bảng sau đây: Số lượng con cái giao phối với con đực Cùng vùng địa lí Khác vùng địa lí
Cùng loài 22 15 Khác loài 0 8 Tỉ lệ con cái giao phối với con đực cùng loài là bao nhiêu % (làm tròn 2 chữ số thập phân)? Đáp án: 0 , 8 2 Hướng dẫn giải Tỉ lệ giao phối cùng loài = 100×(22+15)/(22+0+15+8) = 82%