Content text PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - DI TRUYỀN QUẦN THỂ - HS.docx
DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Di truyền học quần thể là một lĩnh vực của di truyền học, nghiên cứu về thay đổi tần số A. allele ở mỗi gene đối với một tính trạng cụ thể trong quần thể qua một thế hệ. B. kiểu hình ở mỗi gene đối với một tính trạng cụ thể trong quần thể qua một thế hệ. C. kiểu gene ở mỗi gene đối với một tính trạng cụ thể trong quần thể qua một thế hệ. D. allele và tần số kiểu gene đối với một tính trạng cụ thể trong quần thể qua các thế hệ. Câu 2. Tất cả các allele trong quần thể tạo nên A. vốn gene của quần thể. B. kiểu gene của quần thể. C. kiểu hình của quần thể. D. tính đặc trưng của vật chất di truyền của loài. Câu 3. Nguyên nhân nào có thể làm cho vốn gene của quần thể giao phối được phong phú thêm? A. Các cá thể nhập cư mang đến quần thể những allele mới. B. Chọn lọc tự nhiên đào thải những kiểu hình có hại ra khỏi quần thể. C. Thiên tai làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể. D. Sự giao phối của các cá thể có cùng huyết thống hoặc giao phối có chọn lọc. Câu 4. Về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi A. số lượng nhiễm sắc thể của các cá thể trong quần thể. B. tần số tương đối các allele và tần số kiểu gene của quần thể. C. số lượng các cá thể có kiểu gene dị hợp của quần thể. D. số lượng các cá thể có kiểu gene đồng hợp trội của quần thể. Câu 5. Quần thể nào sau đây có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng A. 0,09 AA: 0,41 Aa: 0,50 aa. B. 0,09 AA: 0,49 Aa: 0,42 aa. C. 0,49 AA: 0,42 Aa: 0,09 aa. D. 0,49 AA: 0,09 Aa: 0,42 aa. Câu 6. Một quần thể người có tính trạng nhóm máu đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số các loại allele quy định nhóm máu là: IA, IB, IO lần lượt là 0,4; 0,3; 0,3. Theo lí thuyết, tỉ lệ người có kiểu gene đồng hợp về tính trạng nhóm máu là A. 0,64. B. 0,26. C. 0,16. D. 0,34. Câu 7. Ở thực vật, hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhuỵ và quá trình thụ tinh diễn ra trên cùng một hoa gọi là A. giao phối có chọn lọc. B. giao phối không chọn lọc. C. giao phấn ngẫu nghiên. D. tự thụ phấn. Câu 8. Ở động vật, hiện tượng các cá thể có quan hệ huyết thống giao phối với nhau (giữa thế hệ bố mẹ với thế hệ con cái hoặc giữa các cá thể do cùng bố mẹ sinh ra) gọi là A. giao phối gần. B. tự phối. C. giao phấn cận huyết. D. A và C đúng. Câu 9. Ở một loài thực vật, kiểu gene AA quy định hoa đỏ, Aa quy định hoa hồng, aa quy định hoa trắng. Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. 100% cây hoa hồng. B. 50% cây hoa đỏ ; 50% cây hoa trắng. C. 75% cây hoa đỏ ; 25% cây hoa trắng. D. 16% cây hoa đỏ ; 48% cây hoa hồng ; 36% cây hoa trắng. Câu 10. Một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền gồm xAA + yAa + zaa = 1 (x, y, z > 0). Tại F 3 , tần số allele a của quần thể này có thể được xác định qua biểu thức nào?
A. Chỉ quần thể 2. B. Chỉ quần thể 1. C. Quần thể 1 và quần thể 2. D. Quần thể 2 và quần thể 3. Câu 18. Phân bố nhóm máu MN ở các đảo tại Philippines được thống kê năm 2011 như sau: – Đảo Pangasinan có tỉ lệ nhóm máu 0,2778 MM; 0,5370 MN; 0,1852 NN. – Đảo Cebu có tỉ lệ nhóm máu 0,3390 MM; 0,5932 MN; 0,0678 NN. – Đảo Camarines Sur có tỉ lệ nhóm máu 0,2037 MM; 0,6667 MN; 0,1296 NN. Theo lí thuyết, tần số allele M sắp xếp theo thứ tự tăng dần ở các đảo là A. đảo Pangasinan- đảo Camarines Sur- đảo Cebu. B. đảo Cebu - đảo Camarines Sur- đảo Pangasinan. C. đảo Camarines Sur- đảo Pangasinan- đảo Cebu. D. đảo Camarines Sur- đảo Cebu -đảo Pangasinan. Câu 19. Ở hoa hướng dương hoang dại, số màu hoa được quy định bởi hai allele A và a trội không hoàn toàn. Cây có kiểu gene đồng hợp AA cho hoa màu đỏ, cây có kiểu gene aa cho hoa màu trắng, cây có kiểu gene dị hợp Aa cho hoa màu hồng. Quần thể có 500 cây có hoa màu đỏ, 200 cây có hoa màu hồng, 300 cây có hoa màu trắng. Theo lí thuyết, tần số kiểu gene của quần thể là A. 0,2AA: 0,3Aa: 0,5aa. B. 0,3AA: 0,2Aa: 0,5aa. C. 0,5AA: 0,2Aa: 0,3aa. D. 0,4AA: 0,2Aa: 0,2aa. Câu 20. Ở hoa hướng dương hoang dại, số màu hoa được quy định bởi hai allele A và a trội không hoàn toàn. Cây có kiểu gene đồng hợp AA cho hoa màu đỏ, cây có kiểu gene aa cho hoa màu trắng, cây có kiểu gene dị hợp Aa cho hoa màu hồng. Quần thể có 500 cây có hoa màu đỏ, 200 cây có hoa màu hồng, 300 cây có hoa màu trắng. Theo lí thuyết, tần số allele của quần thể là A. A=0,7: a=0,3.. B. A=0,3: a=0,7. C. A=0,6: a=0,4. D. A=0,5: a=0,5. Câu 21. Tần số allele của một gene được tính bằng A. tỉ lệ giữa số lượng allele đó trên tổng số các loại allele khác nhau của cùng một gene. B. tỉ lệ giữa số lượng allele đó trên tổng số các loại allele khác nhau của các gene khác nhau. C. tỉ lệ giữa số lượng allele đó trên tổng số các loại allele khác nhau của hai gene khác nhau. D. Tổng số lượng allele đó trên tổng số các loại allele khác nhau của cùng một gene. Câu 22. Trong tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần sẽ A. có cấu trúc di truyền ổn định. B. các cá thể trong quần thể có kiểu gene đồng nhất. C. phần lớn các gene ở trạng thái đồng hợp. D. quần thể ngày càng đa dạng về kiểu gene. Câu 23. Tần số kiểu gene của quần thể là A. tỉ lệ cá thể có kiểu gene đó trên tổng số cá thể trong quần thể. B. tổng số cá thể có kiểu gene đó trong quần thể. C. tổng số cá thể có kiểu gene đó trên tổng số cá thể trong quần thể.. D. hiệu số cá thể có kiểu gene đó trong quần thể. Câu 24. Nội dung định luật Hardy – Weinberg: Trong một quần thể …(1)… gồm các cá thể lưỡng bội, tần số allele và tần số…(2)…tại một locus (gene) trên nhiễm sắc thể thường được duy trì không đổi qua các thế hệ, hình thành trạng thái cân bằng cấu trúc di truyền của quần thể. Từ/ cụm từ còn trống là
A. (1)- ngẫu phối: (2) kiểu gene. B. (1)- tự phối: (2) kiểu gene. C. (1)- giao phối cận huyết; (2) kiểu gene. D. (1)- ngẫu phối: (2) kiểu hình. Câu 25. Một quần thể ngẫu phối cần bằng có tần số các allele gồm 0,2A 1 : 0,5A 2 : 0,3A 3 . Theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể thuần chủng trong quần thể là A. 38%. B. 31%. C. 25%. D. 13%. Câu 26. Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền gồm 0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa. Tổng tần số allele A và a của quần thể này là A. 1. B. 0,6. C. 0,4. D. 0,1. Câu 27. Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gene nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,30AA: 0,40Aa: 0,30aa. B. 0,50AA: 0,40Aa: 0,10aa. C. 0,25AA: 0,50Aa: 0,25aa. D. 0,10AA: 0,40Aa: 0,50aa. Câu 28. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số allele A = 0,6. Tỉ lệ kiểu gene Aa là A. 0,48. B. 0,16. C. 0,32. D. 0,36. Câu 29. Một quần thể thực vật giao phấn, xét 1 gene có 2 allele là E và e. Theo lí thuyết, quần thể có cấu trúc di truyền nào sau đây có tần số các kiểu gene không đổi qua các thế hệ? A. 50%EE: 50%Ee. B. 100%Ee. C. 25%EE: 50%Ee: 25%ee. D. 50%Ee: 50%ee. Câu 30. Một quần thể có cấu trúc di truyền P: 0,3 AA + 0,4 Aa + 0,3 aa = 1. Tỉ lệ kiểu gene Aa sau một thế hệ tự thụ là A. 0,2. B. 0,3. C. 0,1. D. 0,4. Câu 31. Ở quần thể tự thụ phấn, yếu tố nào sau đây không thay đổi qua các thế hệ? A.Tần số các allele. B. Tần số kiểu hình. C. Tần số kiểu gene. D. Cấu trúc di truyền. Câu 32. Một quần thể tự thụ có kiểu gene Aa ở F 3 là 0,1. Tỉ lệ kiểu gene Aa của quần thể này ở P là A. 0,8. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,1. Câu 33. Một quần thể thực vật tự thụ phấn, xét 1 gene có 2 allele là A và a. Theo lí thuyết, quần thể có cấu trúc di truyền nào sau đây có tần số các kiểu gene không đổi qua các thế hệ? A. 100% AA. B. 25% Aa: 75% aa. C. 100% Aa. D. 50% AA: 50% Aa. Câu 34. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gene AABb tự thụ phấn tạo ra bao nhiêu loại kiểu gene ở đời con? A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 35. Tự thụ phấn và giao phối gần làm A. tăng tần số kiểu gene dị hợp tử về allele lặn gây hại, tăng sức sống, tăng năng suất ở vật nuôi, cây trồng. B. tăng tần số kiểu gene đồng hợp tử về allele trội gây hại, tăng sức sống, tăng năng suất ở vật nuôi, cây trồng. B. giảm tần số kiểu gene đồng hợp tử về allele trội gây hại, tăng sức sống, tăng năng suất ở vật nuôi, cây trồng. D.tăng tần số kiểu gene đồng hợp tử về allele lặn gây hại, gây giảm sửc sống, giảm năng suất ở vật nuôi, cây trồng. Câu 36. Một trong những đặc điểm của quần thể tự thụ phấn là A. tính đa dạng di truyền cao. B. tỉ lệ kiểu gene dị hợp ngày càng tăng. C. tính đa dạng di truyền thấp. D. tần số kiểu gene không thay đổi qua các thế hệ.