Content text (Tờ 2.3) ĐỀ 03- LUYỆN TẬP HÓA HỌC LỚP 12 CHỦ ĐỀ KIM LOẠI NHÓM IA, IIA-ĐỀ.pdf
Pham Van Trong Education Đề ôn tập chủ đề kim loại kiềm-kiềm thổ 1 ĐỀ LUYỆN TẬP HÓA HỌC LỚP 12 Chủ đề: KIM LOẠI NHÓM IA, IIA (số 03) Cho biết: nguyên tử khối của H = 1; C = 12; O = 16, Na=23, K=39. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Kim loại nào sau đây được gọi là kim loại kiềm? A. Na. B. Ag. C. Au. D. Ca. Câu 2: Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố nhóm IA nào sau đây đúng? A. Bán kính nguyên tử giảm dần. B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần. C. Độ cứng giảm dần. D. Khối lượng riêng của đơn chất giảm dần. Câu 3: Cho dãy các kim loại sau: Fe, Na, K, Cu và Li. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4: Nước Javel là sản phẩm của quá trình A. sục khí chlorine vào vôi sữa. B. cho dung dịch NaOH loãng tác dụng với khí chlorine. C. điện phân dung dịch NaOH có màng ngăn giữa hai điện cực. D. điện phân nóng chảy NaOH không có màng ngăn. Câu 5: Bột nở baking powder có thành phần gồm baking soda kết hợp với tinh bột ngô và một số muối vô cơ khác, có tác dụng làm cho bánh nở xốp, bông mềm. Phản ứng hoá học nào sau đây của bột nở xảy ra làm cho bánh nở xốp? A. 2NaHCO3 + Ca(OH)2 ⎯⎯→ Na2CO3 + CaCO3 + H2O. B. Na2CO3 + Ca(OH)2 ⎯⎯→ 2NaHCO3 + CaCO3. C. NaHCO3 + HCl ⎯⎯→ NaCl + CO2 + H2O. D. 2NaHCO3 ⎯⎯→ Na2CO3 + H2O + CO2. Câu 6: Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH? A. NaHCO3. B. NaCl. C. Ba(OH)2. D. Na2CO3. Câu 7: Ion Ca2+ (Z = 20) đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển xương, giúp duy trì hoạt động của cơ bắp, kích thích máu lưu thông, điều tiết một số loại hormone,... Tổng số proton và electron của ion Ca2+ là A. 40. B. 42. C. 38. D. 18. Câu 8: Khi thực hiện thí nghiệm phản ứng của oxygen với kim loại nhóm IIA, hiện tượng nào sau đây không đúng? A. Ở điều kiện thường, beryllium bền trong không khí. B. Magnesium không phản ứng với oxygen ở điều kiện thường. C. Khi đốt nóng, các kim loại nhóm IIA đều cháy trong không khí. D. Kim loại nhóm IIA khi cháy đều cho ngọn lửa có màu đặc trưng. Câu 9: Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, khi cơ thể không hấp thu được hoặc thiếu nguyên tố nào dưới đây sẽ dẫn đến nguy cơ loãng xương? A. Ba. B. Mg. C. Be. D. Ca. Câu 10: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị hai ống nghiệm, ống (1) chứa 2 mL dung dịch CaCl2, ống (2) chứa 2 mL dung dịch BaCl2 1M.
Pham Van Trong Education Đề ôn tập chủ đề kim loại kiềm-kiềm thổ 2 Bước 2: Nhỏ đồng thời vào mỗi ống nghiệm 3 giọt dung dịch CuSO4 1 M, thấy ống (1) xuất hiện kết tủa chậm hơn và ít hơn so với ống (2). Nhận định nào sau đây đúng khi so sánh CaSO4 với BaSO4? A. Khó nhiệt phân hơn. B. Khó thuỷ phân hơn. C. Dễ kết tủa hơn. D. Dễ tan hơn. Câu 11: Cho dung dịch HCl vào dung dịch X thấy sủi bọt khí, nếu cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch X sinh ra kết tủa. Dung dịch X là A. Na2SO4. C. ΚΝΟ3. C. Ca(HCO3)2. D. BaCl2. Câu 12: Phản ứng giải thích sự hình thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi là: A. CaCO3 + CO2 + H2O ⎯⎯→ Ca(HCO3)2. B. CaCO3 + 2HCl ⎯⎯→ CaCl2 + CO2 + H2O. C. CaCO3 ⎯⎯→ CaO + CO2. D. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O. Câu 13: Nước cứng là nước chứa nhiều ion A. Ca2+, Mg2+ . B. Mg2+, Na+ . C. Ca2+, Ba2+ . D. Ca2+, K+ . Câu 14: Một cốc nước chứa nhiều các ion sau: Ca2+, Mg2+, Cl– , SO4 2– . Nước trong cốc trên thuộc loại A. có tính cứng vĩnh cửu. B. không có tính cứng. C. có tính cứng tạm thời. D. có tính cứng toàn phần. Câu 15: Trong cốc nước chứa 0,01 mol Na+ ; 0,02 mol Ca2+, 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3 – và 0,02 mol Cl– . Đun sôi cốc nước hồi lâu, nước thu được là A. nước cứng tạm thời. B. nước cứng vĩnh cửu. C. nước mềm. D. nước cứng toàn phần. Câu 16: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đkc). Trung hòa X cần 200 mL dung dịch H2SO4 0,1 M. Giá trị của V là A. 0,7437. B. 0,2479. C. 0,4958. D. 0,9916. Câu 17: Hấp thụ hoàn toàn 3,7185 lít khí CO2 (đkc) vào 125 mL dung dịch Ba(OH)2 1 M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là A. 0,6 M. B. 0,2 M. C. 0,1 M. D. 0,4 M. Câu 18: Từ hai muối X và Y thực hiện các sơ đồ phản ứng hoá học sau: (a) X ⎯⎯→ X1 + CO2; (b) X1 + H2O ⎯⎯→ X2; (c) X2 + Y ⎯⎯→ X + Y1 + H2O; (d) X2 + 2Y ⎯⎯→ X + Y2 + 2H2O. Hai chất Y1, Y2 thoả mãn sơ đồ trên lần lượt là A. Na2CO3, NaOH. B. NaHCO3, Ca(OH)2. C. Ca(OH)2, NaHCO3. D. NaOH, Na2CO3. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Xét phản ứng xảy ra khi đốt cháy Na trong khí chlorine ở điều kiện chuẩn: 2Na(s) + Cl2(g) ⎯⎯→ 2NaCl(s) o = − r 298 H 882,2 kJ a. Phản ứng có sự tỏa nhiệt vào môi trường. b. Nhiệt tạo thành chuẩn của NaCl(s) là – 411,1 kJ/mol. c. Phản ứng dùng để sản xuất NaCl trong công nghiệp. d. Na là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử. Câu 2: Soda được sản xuất theo phương pháp Solvay theo các phương trình hoá học sau: NaCl(aq) + CO2(g) + H2O(l) + NH3(aq) ⎯⎯→ NaHCO3(s) + NH4Cl(aq) (1) 2NaHCO3(s) o ⎯⎯→t Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (2) 2NH4Cl(aq) + CaO(s) ⎯⎯→ 2NH3(g) + CaCl2(aq) + H2O(l) (3)
Pham Van Trong Education Đề ôn tập chủ đề kim loại kiềm-kiềm thổ 3 a. Phản ứng (1) cho thấy H2CO3 (CO2 + H2O) có tính acid mạnh hơn dung dịch HCl. b. Muối sodium hydrogencarbonate ít tan trong nước và kém bền khi bị nung nóng. c. Phản ứng (3) nhằm thu hồi và tái sử dụng NH3. d. Trong phản ứng (2) khối lượng chất rắn giảm 45% sau khi nung (giả sử hiệu suất nung là 100%). Câu 3: Các muối carbonate của kim loại nhóm IIA đều bị phân huỷ bởi nhiệt. Xét phản ứng nhiệt phân: MCO3(s) o ⎯⎯→t MO(s) + CO2(g); o r 298 H Muối MgCO3(s) CaCO3(s) SrCO3(s) BaCO3(s) o r 298 H (kJ) 100,7 179,2 234,6 271,5 (Nguồn: John A. Dean (1999), Hand book of Chemistry, Fifteenth Edition, McGraw-Hill, Inc.) Nhiệt độ bắt đầu xảy ra phản ứng nhiệt phân (sắp xếp ngẫu nhiên) các muối carbonate là 882 °C; 1 360 °C; 542 °C; 1 155 °C. a. Độ bền nhiệt của các muối tăng dần từ MgCO3 đến BaCO3. b. Các phản ứng nhiệt phân ở trên đều là phản ứng toả nhiệt. c. Ở nhiệt độ 1 155 °C, phản ứng nhiệt phân SrCO3 bắt đầu xảy ra. d. Trong quá trình nung vôi xảy ra phản ứng nhiệt phân CaCO3. Câu 4: Nước cứng là nguyên nhân gây ra nhiều tác hại trong các ngành công nghiệp. Do vậy, độ cứng của nước công nghiệp cần được kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh những tổn hại cho các thiết bị sử dụng nước như lò hơi, tháp giải nhiệt,... a. Nước chứa nhiều ion HCO3 – là nước cứng tạm thời. b. Phân loại nước cứng dựa vào thành phần anion trong nước. c. Dung dịch Na2CO3 được dùng để làm mềm nước cứng tạm thời và vĩnh cữu. d. Phương pháp trao đổi ion dùng sự thay thế cation Ca2+, Mg2+ bằng ion khác để làm mềm nước cứng. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Cho các phát biểu sau: (a) Kim loại M trong cặp oxi hoá – khử M+ /M có thể điện cực chuẩn rất âm. (b) Mềm và dễ nóng chảy. (c) Có nhiều electron hoá trị nên dễ dàng nhường electron. (d) Lực hút của hạt nhân đối với electron hoá trị trong kim loại kiềm yếu hơn so với lực hút tương ứng ở các kim loại nhóm khác. (e) Có cấu trúc tinh thể rỗng. Số đặc điểm chung của các kim loại kiềm (M) có thể giúp dự đoán chúng đều có tính khử mạnh là bao nhiêu Đáp án:................ Câu 2: Độ hoà tan của NaHCO3 ở 20 °C và 60 °C lần lượt là 9,6 và 16,5 g/100 g H2O. Để 1 tấn dung dịch NaHCO3 bão hoà ở 60 °C làm nguội về 20 °C (giả thiết không có sự bay hơi nước, thu được dung dịch X và a kg chất rắn khan. Giá trị của a là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến phần mười). Đáp án:................
Pham Van Trong Education Đề ôn tập chủ đề kim loại kiềm-kiềm thổ 4 Câu 3: Tại một nhà máy, quặng bauxite được đun nóng với dung dịch NaOH 20% ở nhiệt độ 170 °C – 180 °C để chuyển hoá Al2O3 thành muối dễ tan theo phương trình hoá học: Al2O3 + 2NaOH ⎯⎯→ 2NaAlO2 + H2O Để hoà tan 1 tấn Al2O3 trong quặng bauxite cần dùng ít nhất bao nhiêu tấn dung dịch NaOH 20%? (Làm tròn kết quả đến phần trăm). Đáp án:................ Câu 4: Khi nung hoàn toàn 4,10 g một nitrate kim loại nhóm IIA trong không khí thì thu được 1,4 g oxide kim loại. Xác định nguyên tử khối của kim loại IIA. Đáp án:................ Câu 5: Vôi tôi được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản để cải tạo ao, đầm trước khi bắt đầu vụ mới. Khối lượng vôi tôi để cải tạo một đầm nuôi tôm rộng 3 000 m2 với hàm lượng 8 kg/100 m2 là bao nhiêu (kg)? Đáp án:................ Câu 6: Theo quy ước, một đơn vị độ cứng ứng với 0,5 milimol Ca2+ hoặc Mg2+ trong 1,0 lít nước. Một loại nước cứng chứa đồng thời các ion Ca2+, HCO3 – và Cl– . Để làm mềm 10 lít nước cứng đó cần dùng vừa đủ 100 mL dung dịch chứa NaOH 0,2 M và Na3PO4 0,2 M, thu được nước mềm (không chứa Ca2+). Số đơn vị độ cứng của nước là bao nhiêu? Đáp án:................