PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHUYÊN ĐỀ 1919 - 1930.Image.Marked.pdf

Tài Liệu bồi dưỡng Đội tuyển mở rộng môn Lịch sử - Phần LSVN (1919 – 1930) 1 Chuyên đề 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM 1919 - 1930 Bài 1. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ảnh hưởng thuận lợi đến cách mạng Việt Nam: - Trong lúc xã hội Việt Nam đang phân hoá sâu sắc do hậu quả của đợt khai thác lần hai của Pháp thì cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công vang dội có tác dụng thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới... - Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đã làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào đấu tranh của công nhân các nước tư bản phương Tây phát triển mạnh mẽ và gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. - Lực lượng các mạng của giai cấp vô sản các nước đều tìm con đường tập hợp nhau lại để thành lập tổ chức riêng của mình. Do đó tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản được hình thành ở Mátxcơva, đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào cách mạng thế giới. - Ở Pháp, Đảng Xã hội bị phân hoá xâu sắc. Tại Đại hội Tua tháng 12/1920, một bộ phận tích cực nhất bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tách ra để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các Đảng Cộng sản nối tiếp nhau ra đời (Đảng Cộng sản Pháp 1920, Đảng Cộng sản Trung Quốc 1921...), càng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. - Cách mạng tháng Mười Nga và sự phát trển của phong trào Cách mạng vô sản thế giới đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Người đã tin theo Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và tích cực để truyền bá tư tưởng Mác - Lênin vào Việt Nam mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam. 2. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và tác động của chúng đến tình hình kinh tế và giai cấp ở Việt Nam: a. Nguyên nhân và mụcđích: - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. Để bù đắp những thiệt hại to lớn trong chiến tranh, trên cơ sở đó khôi phục lại địa vị kinh tế của mình trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Đế quốc Pháp vừa bóc lột nhân dân trong nước, vừa tiến hành “Chương trình khai thác lần hai” ở Đông Dương... b. Chính sách khai thác thuộcđịa lần hai của Pháp: - Ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần hai, từ 1919 - 1929. - Kinh tế: Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 - 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng. + Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, chủ yếu mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Misơlanh...) + Công nghiệp: mở mang các ngành dệt, muối, xay xát..., đặc biệt là khai thác mỏ (than...) + Thương nghiệp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh. + Giao thông vận tải: Phát triển cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy, đô thị mở rộng. + Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi. + Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912. c. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp: - Chính trị: + Pháp tiếp tục thực hiện chính sách chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay thực dân pháp và “chia để trị”. + Ngoài ra, Pháp còn tăng cường chính sách cai trị và khai thác thuộc địa. Bộ máy đàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù hoạt động ráo riết. Đồng thời, còn cải cách chính trị - hành chính: đưa
Tài Liệu bồi dưỡng Đội tuyển mở rộng môn Lịch sử - Phần LSVN (1919 – 1930) 2 thêm người Việt vào làm các công sở như: mở rộng “Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ”, lập thêm Viện dân biểu Trung Kỳ và Bắc Kỳ. - Văn hoá, giáo dục: + Thực dân Pháp tiếp tục duy trì chính sách ngu dân và nô dịch về văn hóa. + Ngoài ra thực dân Pháp còn thực hiện một số cải cách như thành lập Hội đồng Tư vấn học chính học chính ở Đông Dương. Hệ thống giáo dục bước đầu được hình thành từ tiểu học đến cao đẳng, đại học. + Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng. Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, ưu tiên xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương “Pháp - Việt đề huề”. + Các trào lưu tư tưởng, khoa học - kĩ thuật, văn hoá, nghệ thuật phương Tây vào Việt Nam, tạo ra sự chuyển mới về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác. Các yếu tố văn hoá truyền thống, văn hoá mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau. d. Kếtquả: - Về kinh tế: Thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, xen kẽ với quan hệ sản xuất phong kiến. Kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến kinh tế chỉ diễn ra có tính chất cục bộ, tình trạng lạc hậu vẫn còn phổ biến. Kinh tế Việt Nam bị cột chặt vào kinh tế Pháp, là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp. - Về xã hội: Có sự phân hoá sâu sắc bên cạnh giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân) với những lợi ích khác nhau về kinh tế và chính trị nên thái độ chính trị cũng khác nhau đối với tình hình cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. 3. Thái độ và khả năng của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: - Giai cấp địa chủ: + Là chỗ dựa chủ yếu của thực dân Pháp, được Pháp dung dưỡng nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp đoạt ruộng đất, tăng cường bóc lột về kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nhân dân... + Tuy nhiên họ là người Việt Nam, nên cũng có một bộ phận nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu nước và sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện... - Giai cấp nông dân: + Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. + Do hạn chế về đặc điểm giai cấp, nên giai cấp nông dân không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng, nhưng họ là một lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của cách mạng. - Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và là “con đẻ” của chế độ thuộc địa. Do quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị nên giai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận: + Bộ phận tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc. + Bộ phận tư sản dân tộc: Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập,bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp. - Giai cấp tiểu tư sản thành thị: + Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. + Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc. - Giai cấp công nhân: + Ra đời trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có hơn 22 vạn) + Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để... + Giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: ✓ Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt.
Tài Liệu bồi dưỡng Đội tuyển mở rộng môn Lịch sử - Phần LSVN (1919 – 1930) 3 ✓ Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân. ✓ Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc. ✓ Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và trào lưu cách mạng thế giới, đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. + Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công nhân hoàn toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. Tóm lại: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức. 4. Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và cách giải quyết mâu thuẫn: - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến trong xã hội đó tồn tại hai mâu thuẩn cơ bản: + Mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp  Đây là mâu thuẫn chủ yếu nhất. + Mâu thuẫn giai cấp là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. - Đế giải quyết hai mâu thuẫn đó, cách mạng Việt Nam phải thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản: + Đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. + Đánh đổ địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho nông dân. - Hai mâu thuẩn ấy vừa là nguồn gốc, vừa là động lực nảy sinh và thúc đẩy các phong trào yêu nước chống thực dân, phong kiến ở nước ta. 5. Những hoạt động của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản trí thức và gia cấp công nhân trong những năm 1919 – 1925: a. Giai cấp tư sản: - Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam mua hàng của người Việt Nam “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp.. - Một số tư sản và địa chủ lớn Nam Kỳ (Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu) đã thành lập Đảng Lập hiến (1923), đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi họ sẵn sàng thoả hiệp với chúng, ngoài ra còn nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ “quân chủ lập hiến”, nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao “trực trị”... b. Tầng lớp tiểu tư sản trí thức: - Đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ, lập Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên (đại biểu: Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh...) ra đời báo Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Hữu Thanh, Tiếng Dân, nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế)... - Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai thời kì này có một số sự kiện như vụ Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méc-lanh (1924), cuộc đấu tranh đồi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925), các cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926). c. Giáo cấp công nhân: - Giai đoạn 1919 - 1925: Các cuộc đấu tranh tuy lẻ tẻ và tự phát nhưng ý thức giai cấp đang phát triển: + 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật), do Tôn Đức Thắng đứng đầu. + 1922, công nhân viên chức các sở công thương Bắc Kì đòi nghỉ chủ nhật có trả lương. + 1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương. - Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son – Sài Gòn (tháng 8/1925): mục đích ngăn cản tàu Pháp đưa lính sang đàn áp cách mạng ở Trung Quốc và đòi tăng lương 20%. Cuộc bãi công thắng lợi đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân nước ta. Giai cấp công nhân từ đây đã đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng. Cũng đồng nghĩa với phong trào đấu tranh của công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác.
Tài Liệu bồi dưỡng Đội tuyển mở rộng môn Lịch sử - Phần LSVN (1919 – 1930) 4 6. Quá trình hoạt động từ năm 1911 – 1925 và những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Năm. a. Nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm con đường cứu nước mới: - Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực... - Nguyễn Tất Thành từ rất sớm có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào... - Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,... nhưng lại không tán thành con đường cứu nước của họ. Các phong trào Đông Du, Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp dập tắt. cách mạng lâm vào tình trạng khủng hoảng, thiếu hẵn một phương pháp cách mạng khoa học. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. => Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. b. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1925: * Từ năm 1911 đến 1918: - Ngày 5/6/1911, Người lấy tên là Ba, xin làm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Tháng 7/1911, Người cập cảng Mácxây của Pháp. - Năm 1912, Người tiếp tục đi một số nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ... - Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hường Cách mạng Tháng Mười Nga  Tư tưởng của Người dần dần biến đổi. - Tháng 11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng quyết định đến xu hướng hoạt động của Người. * Từ năm 1919 đến 1923: - Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp – đảng tiến bộ ở Pháp lúc bấy giờ. - Ngày 18/6/1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxai (Verseille) để chia nhau thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị này Bản yêu sách gồm 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. - Tháng 7/1920, Người đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Từ đó Người quyết định lựa chọn con đường cứu nước đi theo con đường cách mạng vô sản. - Ngày 25/12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp lần thứ XVIII họp ở Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và bỏ phiếu sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo cách mạng vô sản  Sự kiện đó cũng đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc. - Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, đặc biệt là biên soạn cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. * Từ năm 1923 đến 1924: - Tháng 6/1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1924), sau đó làm việc ở Quốc tế cộng sản viết nhiều cho báo Sự Thật (Paravda) và Tạp chí Thư tín quốc tế. - Năm 1924, Người dự và đọc tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Sau đó, Người từ Liên Xô về Quảng Châu để trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. * Từ năm 1924 đến 1925: - Ngày 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. - Tháng 2/1925, Người lựa chọn những thanh niên tiêu biểu trong tổ chức Tâm tâm xã lập ra nhóm Cộng sản Đoàn. - Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp. Người sáng lập báo Thanh niên, ra số đầu tiên vào ngày 21/6/1925.
Tài Liệu bồi dưỡng Đội tuyển mở rộng môn Lịch sử - Phần LSVN (1919 – 1930) 5 - Ngày 9/7/1925, Người và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông. c. Những cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối vớidân tộc: - Tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản (con đường cách mạng vô sản). - Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. - Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam và soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. - Cùng Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, viết và đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. - Cùng Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng chế độ mới trong những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám. - Cùng Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) thắng lợi. - Cùng Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc... B. MỘT SỐ CÂU HỎI VẬN DỤNG Câu 1: Tại sao đế quốc Pháp lại tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Nêu những chính sách về kinh tế, chính trị, văn hóa của thực dân pháp ở Đông Dương? a) Giải thích: - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), mặc dù là một nước thắng trận, nhưng nước Pháp bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất với những tổn thất nặng nề về kinh tế và tài chính. Chiến tranh đã tàn phá hàng loạt các nhà máy, cầu cống, đường sá và làng mạc trên khắp đất nước. Nhiều ngành sản xuất nông nghiệp bị đình trệ, hoạt động thương mại bị sa sút nghiêm trọng. Sau chiến tranh, Pháp trở thành một con nợ lớn, trước hết là Mỹ. Số nợ quốc gia vào năm 1920 đã lên tới 300 tỷ phơrăng. - Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng đã tiêu hủy hàng triệu phơrăng đầu tư của Pháp ở nước ngoài. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), thị trường đầu tư lớn nhất của Pháp tại Châu Âu cũng không còn nữa. Thêm vào đó là sự lạm phát, sự leo thang của giá cả và đời sống khó khăn đã làm trổi dậy các phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động Pháp chống lại chính phủ. - Thêm vào đó cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa càng gây khó khăn cho nền kinh tế Pháp. - Nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, khôi phục địa vị trong thế giới tư bản chủ nghĩa đế quốc, Pháp một mặt tăng cường bóc lột nhân dân trong nước, mặt khác đẩy mạnh bóc lột khai thác thuộc địa. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương là nhằm vào ý đồ đó. b) Những chính sách về kinh tế, chính trị, văn hóa của thực dân pháp ở Đông Dương * Kinh tế: Thực dân Pháp đã đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm (1924 – 1929), số vốn Pháp đầu tư vào Đông Dương lên đến 4 tỉ phrăng, tăng gấp 6 lần số vốn đầu tư trong 20 năm trước chiến tranh (1898 – 1918). Pháp đầu tư nhiều nhất vào nông nghiệp (chủ yếu là đồn điền cao su) và công nghiệp khai mỏ (chủ yếu là mỏ than) vì cao su và than là hai mặt hàng thị trường nước Pháp và thị trường thế giới có yêu cầu lớn sau chiến tranh. - Nông nghiệp: + Pháp chú trọng đầu tư vào nông nghiệp (năm 1924, vốn đầu tư vào nông nghiệp là 52 triệu phrăng, đến năm 1927 đã lên đến 400 triệu phrăng).

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.