PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 13. BÀI 13 - CẤU TẠO HÓA HỌC HỢP CHẤT HỮU CƠ (KNTT) - File học sinh.docx

BÀI 13: CẤU TẠO HÓA HỌC HỢP CHẤT HỮU CƠ (KNTT) A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. Thuyết cấu tạo hóa học 1. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó sẽ tạo ra chất khác. 2. Trong hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị IV. Các nguyên tử carbon không những liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác mà còn có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch carbon gồm: mạch vòng, mạch hở, mạch nhánh, mạch không nhánh (mạch hở không phân nhánh, mạch hở phân nhánh hoặc mạch vòng). Ví dụ: CH 2 CH 2 CH 2 CH 2 CH 2 CH 2 CH CH C CH CH CH CH 3 CH 3CHCH 2CH 3 CH 3 CH 3CH 2CH 2CH 3 3. Tính chất của chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học. Các nguyên tử trong phân tử có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. II. Công thức cấu tạo 1. Khái niệm Công thức cấu tạo biểu diễn cách liên kết và thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. 2. Cách biểu diễn cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ Công thức cấu tạo đầy đủ Công thức cấu tạo thu gọn Dạng 1: Các nguyên tử, nhóm nguyên tử cùng liên kết với một nguyên tử carbon được viết thành một nhóm Dạng 2: Chỉ biểu diễn liên kết giữa nguyên tử carbon với nhóm chức. Mỗi đầu một đoạn thẳng hoặc điểm gấp khúc ứng với một nguyên tử carbon (không biểu thị số nguyên tử hydrogen liên kết với mỗi nguyên tử carbon). C H H H C H H C H H CH H H CH3CH3CH2CH2 C H H H C H CH H H C H CH H HH CH3CHCH2CH3 CH3 C H H H H H CHC H C H CH3CHCHCH3 C H H H H H CH H C H O CH3CHCH3 OH OH
III. Đồng phân - Khái niệm: Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau. - Đồng phân cấu tạo: đồng phân mạch carbon, đồng phân loại nhóm chức, đồng phân vị trí nhóm chức. - Ngoài đồng phân cấu tạo, các hợp chất hữu cơ còn có đồng phân hình học và đồng phân quang học. Các loại đồng phân này có cấu tạo giống nhau, chỉ khác nhau vị trí không gian của nguyên tử, nhóm nguyên tử trong phân tử. IV. Đồng đẳng - Khái niệm: Các chất hữu cơ có tính chất hóa học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH 2 được gọi là các chất đồng đẳng của nhau, chúng hợp thành một dãy đồng đẳng. Ví dụ: Dãy đồng đẳng Công thức chung Một số hợp chất tiêu biểu Alkane C n H 2n+2 (n ≥1) CH 4 , C 2 H 6 , C 3 H 8 ,… Alcohol no, đơn chức, mạch hở C n H 2n+2 O (n ≥1) CH 3 OH, C 2 H 5 OH, C 3 H 7 OH,… Aldehyde no, đơn chức, mạch hở C n H 2n O (n ≥1) HCHO, CH 3 CHO, C 2 H 5 CHO,…
B. CÂU HỎI BÀI HỌC Câu 1: [KNTT - SGK] Viết công thức cấu tạo dạng thu gọn có thể có của các hợp chất hữu cơ ứng với công thửc phân tử a. C 3 H 8 O. b. C 4 H 8 . Câu 2: [KNTT - SGK] Hãy cho biết có loại mạch carbon nào trong công thức cấu tạo của các chất sau đây. a. CH 3 – CH 2 – CH 2 – CH 3 ; b. 33 | 3 ––CHCHCH CH c. 223 /\/ 3 \\/\ 2 \ 22 – HCCHCH CHCCHC HCCHCH    Câu 3: [KNTT - SGK] Viết công thức cấu tạo dạng thu gọn có thể có của các hợp chất hữu cơ ứng với công thức phân tử C 4 H 10 O. Câu 4: [KNTT - SGK] Viết các công thức cấu tạo của hợp chất có công thức phân tử C 5 H 12 . Câu 5: [KNTT - SGK] Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau? A. C 2 H 5 OH và CH 3 -O-C 2 H 5 . B. CH 3 -O-CH 3 và CH 3 CHO. C. CH 3 -CH 2 -CH 2 -OH và CH 3 -CH(OH)-CH 3 . D. CH 3 -CH 2 -CH 2 -CH 3 và CH 3 -CH 2 -CH=CH 2 . Câu 6: [KNTT - SGK] Viết công thức phân tử của các chất có từ 3 đến 5 nguyên tử carbon trong phân tử trong dãy đồng đẳng của acetylene (C 2 H 2 ). Câu 7: [KNTT - SGK] Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm các chất là đồng đẳng của nhau? A. CH 3 -CH 2 -OH và CH 3 -CH 2 -CH 2 -OH B. CH 3 -O-CH 3 và CH 3 -CH 2 -OH. C. CH 4 , C 2 H 6 và C 4 H 8 . D. CH 4 và C 3 H 6 . Câu 8: [CTST - SGK] So sánh cấu tạo hoá học của ethanol và dimethylether. Nhận xét về một số tính chất cơ bản của hai chất này dựa vào dữ liệu đã cung cấp trong ví dụ 1. Câu 9: [CTST - SGK] Hãy cho biết dạng mạch carbon tương ứng với các chất có trong hình 11.1 Câu 10: [CTST - SGK] Bảng11.1. Tính chất của một số hợp chất hữu cơ Chất Nhiệt độ Nhiệt độ Một số tính chất khác
sôi ( o C) nóng chảy( o C) CH 4 -161,5 -182,46 Chất khí,dễ cháy, không tan trong nước. CCl 4 76,7 -22,8 Chất lỏng, không cháy, không tan trong nước. CH 3 Cl -24,1 -97,6 Chất khí,không có tác dụng gây mê. CHCl 3 64,2 -63,47 Chất lỏng, có tác dụng gây mê. CH 3 OH 64,5 -97,5 Chất lỏng, tan nhiều trong nước, tác dụng với sodium. CH 3 - CH 2 - OH 78,24 -114,14 Chất lỏng, tan nhiều trong nước, tác dụng với sodium. CH 3 OCH 3 -24,8 -141,49 Chất khí, tan ít trong nước, không tác dụng với sodium. Quan sát bảng11.1, so sánh thành phần phân tử, cấu tạo hoá học và tính chất của các chất sau: a) CH 4 và CCl 4 b) CH 3 Cl và CHCl 3 c) CH 3 OH, CH 3 - CH 2 – OH và CH 3 OCH 3 Câu 11: [CTST - SGK] Cho biết ý nghĩa của công thức phân tử và công thức cấu tạo. Câu 12: [CTST - SGK] Công thức cấu tạo đầy đủ và công thức cấu tạo thu gọn khác nhau ở điểm gì?. Câu 13: [CTST - SGK] Viết công thức khung phân tử của những hợp chất hữu cơ sau: Câu 14: [CTST - SGK] Viết công thức cấu tạo đầy đủ của những hợp chất hữu cơ sau CH 2 Br - CH 2 Br CH 2  = CH 2 (CH 3 ) 2 CHOH HCH=O Câu 15: [CTST - SGK] Nhận xét đặc điểm cấu tạo (thành phần nguyên tử, số lượng nguyên tử của các nguyên tố, liên kết đơn, liên kết bội, nhóm chức) của các hợp chất hữu cơ trong hai nhóm chất ở ví dụ 3: nhóm 1(A, B, C) và nhóm 2 (X, Y, Z). Một số hợp chất hữu cơ trong dãy đồng đẳng alkane ( C n H 2n +2 ). (A) CH 4 (B) CH 3 - CH 3 (C) CH 3 - CH 2 – CH 3 methane ethane propane Một số hợp chất hữu cơ trong dãy đồng đẳng alcohol đơn chức, no, mạch hở( C n H 2n +2 O ). (X) CH 3 OH (Y) CH 3 - CH 2 – OH (Z) CH 3 - CHOH –CH 3 methanol ethanol propan-2-ol Câu 16: [CTST - SGK] Hãy cho biết các chất: CH 2  = CH 2  , CH 2 = CH - CH 3 , CH 2  = CH - CH 2  - CH 3  có thuộc cùng dãy đồng đẳng không. Giải thích

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.