Content text GIẢI ĐỀ SỐ 036 CHUẨN CẤU TRÚC.pdf
GROUP VẬT LÝ PHYSICS KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 ĐỀ THAM KHẢO Môn: VẬT LÍ (Đề thi có ... trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Định luật Charles cho biết sự biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định khi thông số A. nhiệt độ của khí không đổi. B. khối lượng riêng khí không đổi. C. thể tích của khí không đổi. D. áp suất của khí không đổi. Câu 2: Một chất phóng xạ X có chu kì bán rã T. Ban đầu (t = 0), một mẫu có N0 hạt nhân X. Tại thời điểm t, số hạt nhân X trong mẫu bị phân rã là A. N0. 2 − t T. B. N0 (1 − 2 t T). C. N0 (1 − 2 − t T). D. N0 ⋅ 2 t T. Câu 3: Gọi p là áp suất chất khí, μ là mật độ của phân tử khí, m là khối lượng của phân tử khí, v 2 là trung bình của các bình phương tốc độ phân tử khí. Hệ thức đúng của áp suất chất khí theo mô hình động học phân tử là A. p = 3 2 μmv 2. B. p = 1 3 μmv 2. C. p = μmv 2. D. p = 2 3 μmv 2. Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim. C. Nhiệt kế kim loại có thể do nhiệt độ của bàn là đang nóng. D. Nhiệt kế rượu có thể dùng đo nhiệt độ của khí quyển. Câu 5: Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brown chứng tỏ: A. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước. B. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa. C. Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động. D. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng. Câu 6: Sơ đồ cho thấy bốn phân tử nước trong một bể bơi. Nó cũng cho biết mỗi phân tử có bao nhiêu năng lượng. Phân tử nước nào dễ bay hơi khỏi chất lỏng nhất? A. Phân tử A B. Phân tử B C. Phân tử C D. Phân tử D Câu 7: Một thanh nam châm được đẩy vào một cuộn dây được nối với một ampe kế nhạy, như thể hiện trong sơ đồ, cho đến khi nó dừng lại bên trong cuộn dây. Tại sao số chỉ ampe kế lại hiển thị số khác không trong thời gian ngắn? A. Từ thông trong cuộn dây tăng dần rồi giảm. B. Từ thông trong cuộn dây tăng dần rồi không đổi. C. Từ thông trong cuộn dây giảm dần rồi tăng. D. Từ thông trong cuộn dây giảm dần rồi không đổi. Mã đề thi 036