PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 6. Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về phòng, chống các tội phạm về ma tuý - TS. Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh, Lê Tuấn Minh.pdf

1 KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ PHÒNG, CHỐNG CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh Lê Tuấn Minh** Tóm tắt Các tội phạm về ma túy vẫn đang là một vấn đề báo động toàn cầu, các hoạt động sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Do vậy, yêu cầu hiện nay đối với các quốc gia là phải liên tục xây dựng, rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật để kịp thời phòng ngừa, xử lý các hành vi phạm tội. Bài viết tham khảo kinh nghiệm các quốc gia như Thái Lan, Mỹ, Anh trong việc xây dựng pháp luật liên quan phòng, chống các tội phạm ma túy từ đó rút ra những kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam. Từ khóa: phòng, chống tội phạm ma túy, Thái Lan, Mỹ, Anh, Việt Nam. 1. Quy định pháp luật của một số quốc gia về phòng, chống tội phạm ma túy 1.1. Thái Lan Thái Lan là một nước tiếp giáp với Myanmar và Lào, một trong những trọng điểm của khu vực “Tam giác vàng”, một trung tâm sản xuất ma túy lớn trên thế giới. Thái Lan cũng được xem là một điểm trung chuyển ma túy lớn của khu vực với số lượng tội phạm ma túy và buôn bán người nhập cảnh vào Thái Lan qua con đường du lịch1 . Cũng chính vì vị trí địa lý tiếp giáp với khu vực kể trên, có thể nói Thái Lan là quốc gia có lịch sử lâu dài trong việc đối phó với các tội phạm về ma túy. Đặc biệt, chính phủ Thái Lan từ lâu đã xem ma túy là một vấn đề an ninh quốc gia và áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để kiểm soát. Về quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy, Thái Lan tập trung vào việc xử lý nghiêm khắc các đối tượng tàng trữ, buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy. Năm 1979, Thái Lan đã thông qua Bộ luật Ma túy (Narcotics Act B.E.2522) điều chỉnh về việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ và sử dụng ma túy ở Thái Lan, các  Tiến sĩ, Trưởng bộ môn Tội phạm học, Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM ** Sinh viên lớp Hình sự 46A, Trường Đại học Luật TP.HCM 1 Ngọc Phương (2022), Thái Lan đẩy mạnh chống tội phạm ma túy và buôn người, VTV online https://vtv.vn/the-gioi/thai-lan-day-manh-chong-toi-pham-ma-tuy-va-buon-nguoi-20220905050044102.htm, truy cập ngày 16/9/2024
2 quy định trong bộ luật này có những điều khoản rất nghiêm khắc, mức án có thể dao động từ phạt tiền, tù có thời hạn, chung thân cho đến án tử hình, tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm và số lượng ma túy được phát hiện trong vụ án. Ngoài ra, Bộ luật đặt ra các biện pháp quản lý và kiểm soát các chất ma túy, bao gồm cả các chất gây nghiện được sử dụng hợp pháp cho mục đích y tế. Việc quản lý chặt chẽ các loại thuốc có chứa chất ma túy cũng là một phần của chính sách phòng ngừa. Bộ luật ma túy năm 1979 cũng đề cập đến các biện pháp phục hồi và điều trị cho người nghiện ma túy, khuyến khích cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện, góp phần giảm thiểu tội phạm liên quan đến ma túy. Cho đến nay, đạo luật này được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhằm đáp ứng với tính phức tạp của tình hình tội phạm ma túy trên thực tế2 . Tuy nhiên, trong số các hành vi quy định tại Chương 12 của Bộ luật này lại không có hành vi vận chuyển trái phép ma túy, điều này đặt ra một số vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật, dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Một số ý kiến cho rằng “trong khâu vận chuyển, người phạm tội chỉ xét đến khoản lợi nhuận to lớn mà mình được hưởng chứ không xét đến tính nguy hiểm của số lượng hàng hóa ma túy mà họ vận chuyển, dù họ biết rằng sản phẩm đó là ma túy”. Hành vi trên sẽ được coi là tội tàng trữ theo Bộ luật ma túy. 3 Trước đây, Thái Lan từng là một trong những quốc gia có chính sách trừng phạt hà khắc đối với tội phạm ma túy, tuy nhiên trong những năm gần đây, Chính phủ Thái Lan đã sửa đổi Luật này cho phép giảm dần việc thi hành án tử hình, chuyển từ quy định bắt buộc sang quy định tùy nghi bao gồm kết án tương xứng tội phạm ma túy và xử lý chuyển hướng thay vì phạt tù đối với tội phạm ít nghiêm trọng, điều này cũng cho thấy Thái Lan đang dần loại bỏ hình phạt tù, giảm án tử hình, hướng tới các biện pháp điều trị thay thế4 , bãi bỏ đồng thời các biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy, hướng đến việc điều trị, phục hồi chức năng cho họ. 5 Lần sửa đổi gần nhất tại năm 2021, để thúc đẩy việc sử dụng cần sa cho mục đích 2 Tính đến nay, bộ luật này đã trải qua 7 lần sửa đổi quan trọng vào các năm 1985, 1992, 2000, 2002, 2007, 2019, 2021 3 Sa-ard Hommanee (2020), Legal Problems In Criminal Liability For Narcotic Drug Delivery, Sripatum Chonburi Journal, Vol 17, No.2, p.181-187. https://so05.tci- thaijo.org/index.php/SPUCJ/article/view/248794/169077, truy cập ngày 16/9/2024 4 Mặc dù án tử hình vẫn tồn tại trong hệ thống pháp luật Thái Lan nhưng số lượng các vụ thi hành án tử hình trên thực tế đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Theo thống kê của tổ chức Ân xá Quốc tế cho thấy số vụ thi hành án tử hình ở Thái Lan giảm mạnh sau năm 2009. Tính đến năm 2018, Thái Lan chỉ thi hành một vụ án tử hình và từ đó không có thêm vụ thi hành nào khác. Amnesty International (2023), Unlawful and discriminatory – The death penalty for drug related offences, https://www.amnesty.org/en/documents/act50/7213/2023/en/, truy cập ngày 16/9/2024 5 United Nations, Thailand: Moving from punishment to treatment of people who use drugs https://news.un.org/en/story/2023/06/1137927 , truy cập ngày 16/9/2024
3 thương mại, Thái Lan đã hợp pháp hóa việc sử dụng và sản xuất cần sa cho mục đích giáo dục, y tế, khoa học và công nghiệp, tuy nhiên việc sử dụng cần sa giải trí vẫn bị cấm. 6 Về chính sách phòng, chống ma túy của Thái Lan được đánh giá là mang tính nghịch lý theo thời gian. Một mặt, trong thời gian gần đây Thái Lan cho phép triển khai mô hình kiểm soát cây có chứa chất ma túy nhân đạo, việc này đã ngăn chặn được việc sản xuất cần sa, thuốc phiện bất hợp pháp thông qua biện pháp can thiệp tập trung vào phát triển thay thế. Mặt khác, trước đây quốc gia này thường sử dụng các chính sách trấn áp tội phạm ma túy làm xâm phạm đến quyền con người, nổi bật nhất là “Cuộc chiến chống ma túy” năm 2003 dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Thaksin Shinawatra. 7 Việc giam giữ những người nghiện ma túy tại các trung tâm cai nghiện bắt buộc, họ phải đối mặt với sự kỳ thị và ngược đãi của nhân viên trại giam. 8 Nhìn chung, chính sách ma túy của Thái Lan có xu hướng rất bảo thủ và tập trung vào cách tiếp cận không khoan nhượng đối với tội phạm ma túy, về sau họ dần dần thay đổi quan điểm và kêu gọi Chính phủ Thái Lan “mở lòng trắc ẩn” chấm dứt việc trấn áp, trao cho người nghiện cơ hội để sửa chữa sai lầm, tái hòa nhập với gia đình và xã hội. Coi người nghiện là nạn nhân, là bệnh nhân, chứ không phải là tội phạm, những người này phải được điều trị thích hợp và được cung cấp dịch vụ chăm sóc sau cai nghiện một cách có hệ thống và rằng mọi chính sách phải bảo đảm an sinh xã hội. 9 Thái Lan từ trước đến nay vẫn dựa vào các biện pháp trừng phạt để giảm cả cung và cầu. Sau lần cải cách Bộ luật ma túy năm 2021, Chính phủ liên tiếp đã tập trung nguồn lực chủ yếu vào việc thực thi pháp luật và điều trị, phục hồi, bãi bỏ bản án tối thiểu và giảm hình phạt10, hướng đến giảm thiểu tác động hệ thống tư pháp hình sự đối với cá nhân và bảo đảm quyền con người, công bằng xã hội. Hình phạt tử hình bây giờ chỉ có thể được áp dụng đối với những người bị kết tội phạm tội ma túy nghiêm trọng kèm theo 6 New Mandala, Thailand breaks away from Southeast Asia’s brutally punitive drug policies, https://www.newmandala.org/thailand-breaks-away-from-southeast-asias-brutally-punitive-drug-policies/ , truy cập ngày 16/9/2024 7 Điều đáng chú ý là ước tính có 2.819 người đã thiệt mạng trong “cuộc chiến”, mặc dù đã đạt được thành công to lớn trong việc kiểm soát và ngăn chặn ma túy nhưng quyền con người đã bị lu mờ trong cuộc chiến và để lại những hậu quả không đáng có. 8 James Windle (2016), Drugs and Drug Policy in Thailand, Brookings Institute https://www.brookings.edu/wp-content/uploads/2016/07/WindleThailand-final.pdf, truy cập ngày 17/9/2024 9 Office of the Narcotics Control Board of Thailand (2011), National narcotics control policy on kingdom’s unity for victory over drugs strategy http://en.oncb.go.th/file/informationpolicy.html, truy cập ngày 17/9/2024 10 Tàng trữ (ma túy loại I, II và V) có thể bị phạt tù có thời hạn không quá 2 năm hoặc phạt tiền không quá 40.000 THB. Theo quy định pháp luật trước đây, tàng trữ chất ma túy loại I có thể bị phạt tù từ 1 - 10 năm hoặc phạt tiền từ 20.000 - 200.000 baht Gloria Lai & Un Eaimtong (2021), Thailand reforms drug laws to reduce impacts of criminal justice system, IDPC https://idpc.net/blog/2021/12/thailand-reforms-drug-laws-to-reduce-impacts-of-criminal-justice-system, truy cập ngày 17/9/2022024
4 tình tiết định khung tăng nặng. Hơn nữa, trong giai đoạn xét xử Tòa án ưu tiên áp dụng xử lý chuyển hướng đối với người sử dụng ma túy thay vì áp dụng hình phạt tù, xem xét đến hoàn cảnh cá nhân, động cơ, trạng thái sức khỏe tinh thần của họ trước khi tuyên án. Trong trường hợp bị cáo bị buộc tội sử dụng hoặc tàng trữ ma túy mà không bị xét xử về tội phạm khác, Tòa án có thể ra một bản án thay thế, ví dụ như áp dụng hình phạt quản chế, cấm đi khỏi nơi cư trú. Chính sách cai nghiện phục hồi, hướng đến xử lý chuyển hướng, Thái Lan đã thành công trong mục tiêu giảm tải số lượng tù nhân trong trại giam và thúc đẩy quá trình tố tụng nhanh hơn so với trước đây, người nghiện có thể lựa chọn cai nghiện “tự nguyện” thay vì phải chấp hành án tù và phạt tiền. Sau khi kết thúc quá trình cai nghiện, các trung tâm phục hồi chức năng xã hội sẽ hỗ trợ họ tiếp cận các dịch vụ xã hội và chỗ ở tạm thời, với mục đích cho phép họ sống trong xã hội mà không tái phạm. 11 1.2. Hoa Kỳ Hoa Kỳ là quốc gia có thị trường tiêu thụ ma túy lớn nhất toàn cầu, chịu tác động trực tiếp của tệ nạn ma túy. Hoa Kỳ chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ hoạt động sản xuất, mua bán, vận chuyển ma túy quốc tế và những tác hại do tệ nạn ma túy gây ra đối với an ninh quốc gia, trật tự xã hội, an ninh con người và nền kinh tế. Vì lãnh thổ rộng lớn nên việc kiểm soát ma túy ở quốc gia này đang gặp nhiều khó khăn. Hoa Kỳ cũng đã có nhiều chính sách ảnh hưởng trực tiếp trong việc phòng, chống ma túy ở lãnh thổ quốc gia và trong quá trình hợp tác quốc tế. Về pháp luật, để ứng phó với vấn đề ma túy ngày càng gia tăng, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật về các chất bị kiểm soát (CSA). 12 Đạo luật này thay thế hơn 50 văn bản luật về ma túy, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 1971. CSA đã thiết lập một khung pháp lý thống nhất để điều chỉnh một số loại ma túy được coi là có nguy lợi dụng và sử dụng trái phép. 13 Các chất ma túy được coi là hợp pháp dùng trong y tế và cần thiết để duy trì sức khỏe, phúc lợi chung của người dân Mỹ, tuy nhiên việc nhập khẩu, sản xuất, phân phối và tàng trữ trái phép và sử dụng không đúng cách các chất được kiểm soát có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và phúc lợi chung của người dân Hoa Kỳ. 14 CSA chia ma túy thành 5 Bảng từ I-V dựa trên lợi ích y khoa và khả năng lạm dụng của chúng. Các chất ở Bảng I được coi là có nguy cơ cao nhất đối với sức khỏe và an toàn công cộng nên phải chịu sự kiểm soát và trừng phạt nghiêm ngặt nhất, trong khi các chất trong Bảng V 11 Nt 12 Mục II của Đạo luật Phòng ngừa và Kiểm soát Lạm dụng Ma túy Toàn diện năm 1970 13 DEA, The DEA Year https://www.dea.gov/sites/default/files/2018-07/1970-1975%20p%2030-39.pdf, truy cập ngày 17/9/2024 14 Điều khoản 101 (1), (2) CSA [21 U.S.C.§ 801 (1), (2)]

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.