Content text BÀI 6. HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á.docx
Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tại Việt Nam, công cuộc Đổi mới (từ năm 1986) thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,6%/năm trong giai đoạn 1991 – 2000. Năm 2020, GDP của Việt Nam đạt 343 tỉ USD, đứng thứ tư ở Đông Nam Á và thuộc 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ cuối năm 1986, Lào cũng bước vào quá trình đổi mới, nền kinh tế có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào giai đoạn 2016 – 2020 đạt khoảng 5,8%” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ cánh diều, tr.40) a. Đoạn trích cung cấp thông tin về một số thành tựu kinh tế của Việt Nam và Lào từ khi tiến hành đổi mới đất nước. b. Cả hai nước Việt Nam và Lào đều tiến hành công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986. c. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn cao, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có quy mô kinh tế đứng thứ tư châu Á. d. Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào giai đoạn 2016 – 2020 cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2000. Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Kể từ năm 1967, tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Đông Nam Á luôn đạt mức cao (trừ năm 1998, năm đỉnh điểm của khủng hoảng tài chính châu Á). Từ năm 1999, tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới với GDP đạt khoảng 3000 tỉ USD từ năm 2018. Dự kiến đến năm 2030 sẽ vượt Đức vươn lên vị trí thứ 4 thế giới với GDP tăng gấp đôi. a. Đoạn tư liệu phản ánh một số thành tựu về kinh tế của các nước Đông Nam Á trong quá trình tái thiết và phát triển đất nước. b. Kể từ năm 1967 đến năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Đông Nam Á luôn đạt mức cao và ổn định tuyệt đối. c. Từ năm 2018, ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, vượt cả Đức. d. Sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của các nước Đông Nam Á cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Ở Việt Nam, từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. Các cuộc khởi nghĩa lan rộng ra các tỉnh Nam Kì và Bắc Kì, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân với những hình thức đấu tranh phong phú. Thực dân Pháp phải tra qua 26 năm mới áp đặt được nền bảo hộ trên đất nước Việt Nam” (Sách giáo viên Lịch sử 11, Bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.91 – 92) a. Khi xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên. b. Khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” và đã nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam trong khoảng thời gian ngắn. c. Trong quá trình xâm lược, thực dân Pháp liên tục vấp phải sự kháng cự quyết liệt của các tầng lớp nhân dân Việt Nam. d. Năm 1884, thực dân Pháp đã áp đặt được nền bảo hộ trên đất nước Việt Nam. Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tại Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của chủ nghĩa thực dân đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Thực dân