Content text TAI LIEU ON THI VAO 10 CHUYEN SAU.pdf
1 MỤC LỤC CHUYÊN ĐỀ 1: ĐỌC HIỂU Dạng câu hỏi Trang Dạng câu hỏi Trang Dạng câu hỏi phân biệt các thể loại văn học, thể thơ 3 Dạng câu hỏi xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng 14 Dạng câu hỏi xác định câu chủ đề của văn bản 8 Dạng câu hỏi xác định nội dung của từ/cụm từ khóa 22 Dạng câu hỏi xác định nội dung chính của văn bản 8 Dạng câu hỏi đưa ra cách hiểu/ suy nghĩ của bản thân 23 Dạng câu hỏi đặt nhan đề 9 Dạng câu hỏi giải thích ý kiến tác giả 24 Dạng câu hỏi xác định ngôi kể 10 Dạng câu hỏi rút ra bài học / thông điệp cho bản thân 26 Dạng câu hỏi xác định từ ngữ/hình ảnh biểu đạt nội dung trong văn bản 11 Dạng câu hỏi đồng tình/ không đồng tình với 1 ý kiến/ quan điểm. 27 Dạng câu hỏi xác định phương thức lập luận 12 Dạng câu hỏi nhận xét về tình cảm của tác giả 28 BẢNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC 6-9 CẦN GHI NHỚ 29 CHUYÊN ĐỀ 2: DẠNG BÀI VĂN NLVH NLXH Phương pháp phân tích tác phẩm thơ 34 Phương pháp làm dạng đề: Nghị luận về 1 hiện tượng xã hội 83 Phương pháp phân tích tác phẩm truyện 57 Phương pháp làm dạng đề: Nghị luận về 1 tư tưởng đạo lý 97 CHUYÊN ĐỀ 3: DẠNG ĐOẠN VĂN NLVH NLXH Phương pháp phân tích tác phẩm thơ 107 Phương pháp làm dạng đề: Nghị luận về 1 tư tưởng đạo lý 124 Phương pháp phân tích tác phẩm truyện 116 Phương pháp làm dạng đề: Nghị luận về 1 hiện tượng xã hội 128
2 CHUYÊN ĐỀ 4: ĐỀ LUYỆN PHẦN 1: Dạng bài văn NLXH, đoạn văn NLVH Đề Trang Đề Trang 1 131 9 177 2 137 10 183 3 142 11 188 4 148 12 194 5 153 13 200 6 159 14 206 7 164 15 211 8 171 PHẦN 2: Dạng đoạn văn NLXH, bài văn NLVH Đề Trang Đề Trang 1 218 9 268 2 225 10 275 3 231 11 281 4 239 12 288 5 244 13 294 6 251 14 301 7 256 15 307 8 263
3 CHUYÊN ĐỀ I: PHƯƠNG PHÁP CHINH PHỤC PHẦN ĐỌC HIỂU ĐỀ THI Mẹo, phương pháp nhanh cho học sinh ôn thi vào 10 I. Dạng câu hỏi phân biệt các thể loại văn học -Tác phẩm văn học bao gồm: tự sự, trữ tình, kịch. + Các thể loại trữ tình: ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng... + Các thể loại tự sự: truyện, ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, bút kí, phóng sự... + Các thể loại kịch: Bi kịch, hài kịch. Mẹo: khi làm dạng này các em không nên đọc văn bản trước, mà đọc câu hỏi ở đề bài trước để tránh trường hợp phải đọc lại rất tốn thời gian CÔNG THỨC: Bước 1: Quan sát kĩ đặc điểm văn bản dung lượng, hình thức(văn xuôi hay thơ), ngôn ngữ, ngôi kể, nhân vật.... Bước 2: Đối chiếu với kiến thức lý thuyết thể loại mình đã học Bước 3: Thể loại của văn bản là:.... (nếu là thơ, thì đếm số chữ trong câu xuyên suốt văn bản đề bài cho là xác định được. VD1: 7 chữ 1 dòng xuyên suốt văn bản⇒ thơ 7 chữ VD2: dòng 3 chữ, dòng 7 chữ, dòng 1 chữ...⇒thơ tự do) Mẹo: đề thi họ ít khi hỏi những kiến thức cao siêu lắm, đặc biệt là năm đầu thi chương trình mới ví dụ: bút kí,tuỳ bút, thơ trung đại, phóng sự, tiểu thuyết,tản văn... Chủ yếu thi truyện, thơ hiện đại ⇒ vì vậy nếu yếu quá, đọc không hiểu văn bản các em ghi bừa: truyện ngắn (nếu là 1 đoạn văn xuôi) hoặc thơ thì tỉ lệ trúng cao hơn (đây là phương pháp lụi bừa nên các em không nên lạm dụng nhé) Bảng hệ thống kiến thức thể loại (bắt buộc nhớ) Phân loại Thể loại Đặc điểm Ví dụ Truyện trung đại Truyền kì Các tác phẩm thơ trong văn học trung đại, thường có cách xứng hô đặc biết: Nàng/ chàng/ thiếp...Sử dụng nhiều ngôn ngữ trung đại, cách ví von sử dụng nhiều điển cố, điển tích Bài:Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rối. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà
4 mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng. Truyện hiện đại Truyện lịch sử Là tác phẩm kể lại về các nhân vật lịch sử trong quá khứ, được các nhà văn viết lại mang bóng dáng của người anh hùng khi xưa, hay liên quan tới các trận chiến, gươm, đao, nhân vật sử dụng ngôn ngữ Trung đại: tôi/ vua/ thần/lính... Bài: Lá cờ thuê sáu chữ vàng(Nguyễn Huy Tưởng) Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn. Thực ra, vì nể chàng là một vương hầu, nên họ đã để cho chàng đứng đấy từ sáng. Nay thấy Hoài Văn làm quá, viên tướng nói: Quân pháp vô thân, Hầu không có phận sự ở đây, nên trở ra cho anh em làm việc. Nhược bằng khinh thường phép nước, anh em tất phải chiếu theo thượng lệnh. Truyện ngắn (hay thi) Là một tác phẩm văn chương có cốt truyện ngắn gọn, tập trung vào một sự kiện hay một đoạn thời gian ngắn trong cuộc sống của các nhân vật. Truyện ngắn thường có ít nhân vật và gắn kết nhanh chóng, với một cái kết súc tích. ⇒Mẹo: có nhân vật, có 1 chuỗi các sự việc và dẫn đến 1 kết thúc Bài: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng khôg bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bévẫn nắm tay ngủ kỹ. Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhìn thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi. Tiểu thuyết Là một loại tác phẩm văn chương dài, thường bao gồm nhiều nhân vật và có cốt truyện phức tạp và có thể kéo dài qua nhiều chương. Mẹo: thường ở phần trích nguồn họ sẽ hay để “trích trong chương/phần...” ⇒ta xác định được ngay là tiểu thuyết Bài: Hoàng tử bé (antoine de saint- expéry) Hồi lên sáu, có lần tôi đã nhìn thấy một bức tranh tuyệt đẹp trong một cuốn sách nói về Rừng hoang nhan đề "Những chuyện có thật". Nó vẽ một con trăn đang nuốt một con thú. Đây là bản sao của bức tranh đó. Người ta nói trong sách: "Con trăn nuốt chửng cả con mồi mà không nhai. Sau đó nó không thể nhúc nhích được nữa và nó nằm ngủ sáu tháng liền trong khi chờ tiêu hoá."