Content text CÂU HỎI ÔN TẬP + GỢI Ý môn GDHTDTT.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC PHẦN GDH TDTT Câu 1: Anh (chị) hãy: “Giải thích tại sao Giáo dục là hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người”? Lấy ví dụ minh hoạ? Câu 2: Anh (chị) hãy Phân tích các chức năng xã hội của giáo dục? Liên hệ thực tiễn? Câu 3: Anh (chị) hãy Phân tích bản chất của quá trình dạy học? Liên hệ thực tiễn? Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm mâu thuẫn cơ bản, những điều kiện để mâu thuẫn cơ bản trở thành động lực của quá trình dạy học? Cho ví dụ? Câu 5: Anh (chị) hãy phân tích đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học Thể dục Thể thao? Liên hệ thực tiễn? Câu 6: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm quá trình sư phạm Thể dục Thể thao? Liên hệ thực tiễn? Câu 7: Anh (chị) hãy trình bày vai trò của Thể dục Thể thao đối với sự phát triển nhân cách? Hãy chỉ ra phải làm gì phát huy vai trò của Thể dục Thể thao đối với sự phát triển nhân cách của VĐV? Câu 8: Anh (chị) hãy trình bày các giai đoạn phát triển của một tập thể và vai trò lãnh đạo của nhà sư phạm trong các giai đoạn đó? Lấy ví dụ minh hoạ? Câu 9: Anh (chị) hãy trình bày các khâu của quá trình giáo dục? Cho ví dụ minh họa? Câu 10: Anh (chị) hãy trình bày cơ sở và sự cần thiết phải phối hợp các lực lượng giáo dục? Cho ví dụ minh hoạ? Câu 11: Anh (chị) hãy trình bày nhiệm vụ giáo dục đạo đức? Cho ví dụ?
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP Học phần GDH TDTT (KẾT HỢP HIỂU BIẾT, KINH NGHIỆM BẢN THÂN, CÓ GĂN LIỀN VỚI LAO ĐỒNG NGHỀ NGHIỆP) CHÚC CÁC EM CÓ MỘT KỲ THI ĐẠT KẾT QUẢ CAO CÂU 1: *GỢI Ý: Để giải thích tại sao: “Giáo dục là một hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người” cần phân tích từng luận điểm sau: 1. Giáo dục nảy sinh do nhu cầu xã hội. - GD là 1 hiện tượng phổ biến và vĩnh hằng. GD tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội loài người, là con đường đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và phát triển. 2. GD là một hoạt động gắn liền với tiến trình đi lên của xã hội. - Ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đều có nền giáo dục tương ứng( chịu sự quy định của xã hội) - Mỗi thời kỳ lịch sử, GD khác nhau về: Mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. 3. GD mang tính giai cấp. - Thể hiện ở chính sách GD chính thống được xây dựng trên cơ sở tư tưởng của của nhà nước cầm quyền… - GD là công cụ của giai cấp cầm quyền. Trong xã hội không có giai cấp đối kháng GD hướng tới sư công bằng. - Tính giai cấp quy định: MĐ, ND, PP và HTTC.. * Ở VN mục đích của nhà nước ta là hướng tới xóa bỏ áp bức, bóc lột, từ đó hướng tới sự bình đẳng, công bằng trong GD. + Mọi công dân đều có quyền tiếp cận hệ thống GD. + Đảm bảo cho HS, SV có năng khiếu tiếp tục được đào tạo. + Tiến hành xóa mù chữ, phổ cập GD. + Đa dạng, mền dẻo các loại hình đòa tạo, các loại hình trường lớp nhằm tạo cơ hội học tập cho mọi tầng lớp nhân dân. => Lấy ví dụ minh họa: Sinh viên tự lấy ví dụ theo hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, có gắn với lao động nghề nghiệp. CÂU 2: * GỢI Ý Các chức năng xã hội của giáo dục: 1. Chức năng kinh tế- sản xuất. - GD tái sản xuất ra sức lao động xã hội của thế hệ sau hơn thế hệ trước( kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo)
- Ngày nay, nhân loại đang sống trong thời kỳ văn minh hậu công nghiệp cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nên đặt ra yêu cầu cao đối với nguồn nhân lực: trình độ học vấn, kiến thức, tay nghề, sang tạo, năng động… - Để thực hiện tốt chức năng trên, Gd phải tập trung thực hiện những yêu cầu cơ bản sau đây: + GD phải gắn kết với thực tiễn xã hội đáp ứng nguồn nhân lực… + Xây dựng một hệ thống GD quốc dân cân đối, đa dạng nhằm thực hiện 3 mục tiêu: nâng cao dân trí… + Hệ thống GD quốc dân không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện…nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. 2. Chức năng chính trị- tư tưởng. - Giai cấp cầm quyền sử dụng Gd như một công cụ để truyền bá, giáo dục hệ tư tưởng của giai cấp mình, duy trì củng cố nền chính trị đó. - Ở VN ĐCS VN lãnh đạo nhà nước đại diện cho quyền lực “của dân, do dân, vì dân” trên nền tảng của CN MLN và tư tưởng HCM. GD phải phục vụ chính trị tốt đẹp và tư tưởng cao quý đó bằng toàn bộ hoạt động của mình từ quan điểm, MĐ, ND, phương châm, PP… 3. Chức năng văn hóa- xã hội. - Văn hóa là nội dung và cũng là mục tiêu của GD. Văn hóa và GD gắn bó với nhau, giá trị văn hóa → thông qua GD→hệ thống giá trị con người. - GD là con đường cơ bản và quan trọng nhất để giữ gìn và phát triển văn hóa cho khỏi tụt hậu. - Gd có nhiệm v ụ quan trọng là xây dựng một trình độ văn hóa cho toàn xã hội bằng phổ cập GD phổ thông. GD thỏa mãn nhu cầu học tập suốt đời của mỗi công dân. => Liên hệ thực tiễn: Sinh viên tự liên hệ thực tiễn theo hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, có gắn với lao động nghề nghiệp. CÂU 3: *Phân tích Bản chất của quá trình dạy học: - Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Cụ thể: + Quá trình nhận thức của học sinh không phải là quá trình tìm ra cái mới cho nhân loại mà chủ yếu là sự tái tạo những tri thức của loài người. + Không diễn ra theo con đường mò mẫm, thử sai mà diễn ra theo con đường đã được khám phá, được nhà giáo dục gia công sư phạm, xây dựng nội dung, chương trình, vì vậy trong thời gian nhất định học sinh lĩnh hội khối lượng tri thức rất lớn một cách thuận lợi.