Content text Bài 1. Thành phần nguyên tử - GV.docx
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 2 Hình. Thí nghiệm khám phá hạt nhân nguyên tử Kết quả: - Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. - Nguyên tử trung hoà về điện: số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử. Vị trí trong nguyên tử HẠT NHÂN (Nucleus) Loại hạt Proton (p) Neutron (n) Người phát hiện E. Rutherford (Rơ-đo-pho) Người New Zealand J. Chadwick (Chat-uých) Người Anh Thời gian phát hiện 1918 1932 Thí nghiệm phát hiện Dùng hạt bắn phá nitrogen Dùng hạt bắn phá beryllium Bảng khối lượng, điện tích của các loại hạt Hạt Kí hiệu Khối lượng Điện tích Proton p 1,673×10 –27 kg ≈ 1 amu +1,602×10 –19 C = +1 Neutron n 1,675×10 –27 kg ≈ 1 amu 0 Electron e 9,109×10 –31 kg ≈ 0,00055 amu –1,602×10 –19 C = –1 Ví dụ 1. Vào năm 1897, nhà bác học nào đã phát hiện ra sự tồn tại của các hạt electron khi nghiên cứu hiện tượng phóng điện trong chân không? A. J.J. Thomson (Tôm-xơn). B. E. Rutherford (Rơ-dơ-pho). C. J. Chadwick (Chat-uých). D. Newton (Niu-tơn). Ví dụ 2. Trả lời các câu hỏi sau: a) Loại hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử? b) Loại hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện? c) Loại hạt được tìm thấy trong hạt nhân và mang điện tích dương? d) Loại hạt nào được tìm thấy ở lớp vỏ nguyên tử và mang điện tích âm? Đáp án: a) proton và neutron. b) neutron. c) proton. d) electron. Ví dụ 3. Quan sát hình ảnh mô phỏng kết quả thí nghiệm bắn phá lá gold (vàng) thực hiện bởi Rutherford và nhận xét đường đi của các hạt α. Đáp án: Trong thí nghiệm bắn phá lá vàng, hầu hết các hạt α đều xuyên thẳng qua lá vàng, chỉ có một số ít hạt đi lệch hướng ban đầu và một số rất ít hạt bị bật lại phía sau khi gặp lá. ⇒ Nguyên tử có cấu tạo rỗng, ở tâm chứa một hạt nhân mang điện tích dương và có kích thước rất nhỏ so