PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Tiểu luận Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Coca-Cola.pdf

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY COCA-COLA Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thái Hà Lớp học phần: 30BUA015_Logistics D2020_2 Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 7 1. Vũ Thị Hiền – 220001313 2. Phạm Phương Nhung – 220001345 3. Đào Thu Phương – 220001349 (NT) 4. Đặng Thị Thu Phương – 220001350 5. Trần Thị Thanh Phương – 220001383 Hà Nội, tháng 5 năm 2022
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP4 1.1. Nghĩa vụ kinh tế..............................................................................................................4 1.2. Nghĩa vụ về pháp lý:.......................................................................................................5 1.3. Nghĩa vụ về đạo đức:......................................................................................................7 1.4. Nghĩa vụ về nhân văn.....................................................................................................8 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA COCA- COLA...............................................................................................................................................9 2.1. Giới thiệu về Coca-Cola: ....................................................................................................9 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển: ...........................................................................9 2.2.2. Sứ mệnh và tầm nhìn của Coca-Cola ...................................................................10 2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của Coca-Cola: .......................................10 2.2.1. Nghĩa vụ kinh tế.....................................................................................................10 2.2.2. Nghĩa vụ pháp lý:...................................................................................................13 2.2.3. Nghĩa vụ đạo đức:..................................................................................................14 2.2.4. Nghĩa vụ về nhân văn............................................................................................16 2.3. Đánh giá: .......................................................................................................................19 2.3.1. Mức độ quan tâm của người tiêu dùng đến các vấn đề xã hội:...........................19 2.3.2. Mức độ nhận biết và yêu thích của Người tiêu dùng về các hoạt động CSR của Coca-Cola: ............................................................................................................................21 2.3.3. Những điểm hạn chế trong hoạt động CSR của Coca-Cola và nguyên nhân.....23 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA COCA-COLA..............................................................................................................29 3.1. Giải pháp tắng cường việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Coca-Cola:.............29 3.2. Khuyến nghị..................................................................................................................30 KẾT LUẬN...............................................................................................................................32 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................33
3 LỜI MỞ ĐẦU Trên thị trường hiện nay, mỗi một doanh nghiệp đều có riêng cho mình những nét văn hóa, thương hiệu, triết lý đạo đức, đạo đức kinh doanh,...và doanh nghiệp thường dựa vào văn hóa, triết lý đạo đức đó để đề ra những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi và nghĩa vụ phải thực hiện để điều chỉnh được hành vi của người quản lý và nhân viên, góp phần tạo ra bầu không khí đạo đức đúng đắn, kích thích được nhân viên làm việc hiệu quả. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, các doanh nghiệp luôn muốn kiếm được những cơ hội để đưa hàng hóa, dịch vụ của họ đến với những khách hàng tiềm năng để doanh nghiệp có thể tối đa hóa được lợi nhuận của mình và bên cạnh đó họ cũng muốn quảng cáo thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Mục đích của việc quảng cáo này chính là muốn tạo được ấn tượng tốt đẹp, nâng cao được uy tín, sự tin tưởng của người tiêu dùng và có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác có kinh doanh cùng một loại hàng hóa, dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi trên thị trường. Việc doanh nghiệp muốn khẳng định vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh thì trước mắt họ cần phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility). Mọi chính sách xã hội của doanh nghiệp luôn đóng vai trò là kim chỉ nam, là khuôn khổ giúp doanh nghiệp tự điều chỉnh hành vi trong kinh doanh của mình, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp hình thành được ý thức trách nhiệm xã hội. Việc đánh giá được doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả và phát triển lâu dài hay không chính là dựa vào chính sách và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp đều đóng vai trò như những công dân bình thường, cũng đều có quyền lợi, nghĩa vụ và họ cũng có một phần trách nhiệm đối với xã hội vì các doanh nghiệp là một phần của xã hội, sống dựa vào xã hội. Trách nhiệm xã hội được thể hiện qua các việc tuân thủ các nghĩa vụ như nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ pháp lý, nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ nhân văn. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp xem việc thực hiện lợi ích xã hội và thực hiện nghĩa vụ với cộng đồng là công cụ xúc tiến kinh doanh hữu hiệu nhất trong chiến lược Marketing. Tuy nhiên, việc áp dụng công cụ này trong thực tiễn vẫn chưa được đồng đều trên thị trường vì có một số doanh nghiệp chưa thực sự dành nhiều nguồn lực cho việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội trong chiến lược Marketing. Đối với thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp cũng rất quan tâm và tham gia rất tích cực vào chiến dịch công đồng trong đó phải kể đến doanh nghiệp lớn như doanh nghiệp Coca-Cola. Đó cũng là chủ để của bài tiểu luận của nhóm chúng em: “ Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Coca-Cola”.
4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Khái niệm trách nhiệm xã hội trong kinh doanh: Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh liên quan đến nghĩa vụ của một tổ chức trong việc tìm cách đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và hạn chế đến mức ít nhất những tác động tiêu cực đến người hữu quan khi hành động. Nó là mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài và vì thế cũng có thể trở thành mục tiêu để ra quyết định hành động, chúng luôn được coi là đúng đắn và cần thiết. Nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm bốn nhóm chính: kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân đạo. 1.1. Nghĩa vụ kinh tế: Nghĩa vụ về kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một tổ chức quan tâm đến cách thức phân bổ trong hệ thống xã hội các nguồn lực được sử dụng để làm ra sản phẩm, dịch vụ. Trong các nguồn lực xã hội dùng cho hoạt động kinh doanh và tài chính là một trong những nguồn lực quan trong nhất, các nhà đầu tư thường là những người có ảnh hưởng quyết định đối với những người quản lý. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ cũng nhằm thỏa mãn người tiêu dùng và phúc lợi của nó cũng được sử dụng để trả thù lao cho người lao động. Đối với người tiêu dùng và người lao động: Nghĩa vụ kinh tế của một tổ chức là cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tạo công ăn việc làm với mức thù lao tương xứng. Nghĩa vụ kinh tế của tổ chức bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn lực mới, thúc đẩy tiến bộ kinh tế, phát triển sản phẩm. Khi thực hiện nghĩa vụ này, các doanh nghiệp thực sự góp phần tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản thân doanh nghiệp. Đối với người tiêu dùng nghĩa vụ kinh tế còn liên quan đến những vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin sản phẩm, phân phối, bán hàng và cạnh tranh. Lợi ích của người tiêu dùng khi đó là quyền chính đáng và khả năng hợp lý khi lựa chọn và sử dụng hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu bản thân với mức giá hợp lý. Đối với người lao động, đó là cơ hội việc làm ngang nhau, cơ hội phát triển nghề nghiệp và chuyên môn, được hưởng mức thù lao tương xứng, được hưởng môi trường lao động an toàn và vệ sinh và được đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với chủ tài sản: Nghĩa vụ kinh tế của một tổ chức là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được ủy thác. Những giá trị tài sản này có thể là của xã hội hoặc cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp mà đại diện là những người quản lý, lãnh

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.