Content text ĐỀ HÓA SỐ 1 - BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA 2025 - HÓA 12.docx
4 (c) Miếng gang để trong không khí ẩm xảy ra ăn mòn điện hóa. (d) Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ) ở catot thu được kim loại. (e) Các kim loại đều có ánh kim và độ cứng lớn. (g) Cho mẩu Na vào dung dịch FeSO4 thu được kim loại Fe. Số phát biểu đúng là? A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 17. Đồ thị nhiệt độ nóng chảy của các nguyên tố kim loại chu kì 4 (từ nhóm IA đến IB) KCaScTiVCrMnFeCoNiCu 0 500 1000 1500 2000 2500 Dựa vào đồ thị, nhận định nào đúng trong các nhận định sau: A. Nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố họ s gần bằng kim kim loại chuyển tiếp. B. Nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố họ s cao hơn kim kim loại chuyển tiếp. C. Nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố họ s thấp hơn kim kim loại chuyển tiếp. D. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Câu 18. Thí nghiệm: Phản ứng copper(II) sulfate với dung dịch ammonia Chuẩn bị: - Hóa chất: Dung dịch CuSO 4 2%, dung dịch NH 3 khoảng 10%. - Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt. Tiến hành: Cho từ từ từng giọt dung dịch NH 3 vào ống nghiệm chứa 5 mL dung dịch CuSO 4 . Lắc ống nghiệm trong quá trình thêm dung dịch NH 3 . Khi dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh lam thì dừng thêm dung dịch NH 3 . Cho các phát biểu sau: (a) Hiện tượng thí nghiệm là xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, lượng kết tủa tăng dần đến không đổi. Sau đó, kết tủa tan dần đến hết, dung dịch từ màu xanh nhạt chuyển sang màu xanh lam. (b) Ion OH − thay thế phối tử H 2 O trong [Cu(OH 2 ) 6 ] 2+ (aq) tạo kết tủa [Cu(OH) 2 (OH 2 ) 4 ] có màu xanh nhạt. (c) NH 3 dư tiếp tục thay thế phối tử OH − và H 2 O trong [Cu(OH) 2 (OH 2 ) 4 ] làm cho kết tủa tan dần và hình thành phức chất [Cu(NH 3 ) 4 (OH 2 ) 2 ] 2+ (aq) có màu xanh lam. (d) Phương trình hóa học của thí nghiệm như sau: [Cu(OH 2 ) 6 ] 2+ (aq) + 2OH − (aq) ⟶ [Cu(OH) 2 (OH 2 ) 4 ](s) + 2H 2 O(l) [Cu(OH) 2 (OH 2 ) 4 ](s) + 4NH 3 (aq) ⟶ [Cu(NH 3 ) 4 (OH 2 ) 2 ] 2+ (aq) + 2OH − (aq) + 2H 2 O(l)