Content text Những vấn đề pháp lý cơ bản về thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn quản lý thuế TNCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ QUẢN LÝ THUẾ TNCN 4 1.1. Khái quát chung về thuế TNCN 4 1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân 4 1.1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của thuế TNCN 4 1.1.1.2. Khái niệm 5 1.1.2. Chức năng, vai trò của thuế TNCN 5 1.1.2.1. Chức năng của thuế 5 1.1.2.2. Vai trò của thuế 6 1.1.3. Những vấn đề pháp lý cơ bản về thuế TNCN 7 1.1.3.1. Đối tượng nộp thuế 7 1.1.3.2. Thu nhập chịu thuế và thu nhập được miễn thuế 8 1.1.3.3. Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân 11 1.1.3.4. Các khoản giảm trừ 17 1.2. Công tác quản lý thuế TNCN 19 1.2.1. Khái niệm về quản lý thuế TNCN 19 1.2.2. Nội dung của công tác quản lý thuế TNCN 20 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN 20 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 23 2.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của phòng quản lí thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế TP.Đà Nẵng 23 2.1.1. Cơ cấu tổ chức 23 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ 24 2.2 Tình hình quản lý thuế TNCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 24 2.2.1. Đặc điểm đối tượng nộp thuế trên địa bàn TP.Đà Nẵng 24 2.2.2. Tình hình triển khai Luật thuế TNCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 25 2.2.3. Đánh giá công tác quản lý thuế TNCN 28 2.2.3.1 Những thành tựu đạt được 28 2.2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 30 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 37
3.1. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay 37 3.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 39 3.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý thuế TNCN tại TP.Đà Nẵng 39 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về sổ sách, chứng từ, hóa đơn 41 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về thanh tra, kiểm tra. 41 3.2.4. Đào tạo năng lực và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ thuế 42 3.2.5. Tăng cường thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thuế thu nhập cá nhân 43 3.2.6. Giải pháp để quản lý người lao động hành nghề tự do, người có thu nhập từ nhiều nơi 44 3.2.7. Giải pháp quản lý thuế TNCN đối với các khoản thu nhập của người nước ngoài 45 3.2.8. Các biện pháp bổ trợ khác 46 3.2.8.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật thuế TNCN dưới mọi hình thức 46 3.2.8.2. Từng bước hạn chế các giao dịch bằng tiền mặt, khuyến khích mở tài khoản, thanh toán qua ngân hàng để kiểm soát thu nhập của cá nhân 46 3.2.8.3.Tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm quản lý thuế TNCN tại các nước 47 KẾT LUẬN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Mai Vân Anh SVTH: Nguyễn Hoàng Vũ Trang 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Mục đích nghiên cứu: Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để sử dụng hiệu quả công cụ thuế, về cơ bản hệ thống chính sách thuế gồm có thuế gián thu và thuế trực thu. Thuế gián thu như thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thuế trực thu như thuế Thu nhập doanh nghiệp và thuế Thu nhập cá nhân (TNCN). Thuế TNCN cũng đóng một vai trò đáng kể trong nguồn thu ngân sách và là nghĩa vụ của tất cả những người lao động trên lãnh thổ Việt Nam. Thuế TNCN điều tiết thu nhập cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và được căn cứ trên các nguyên tắc: lợi ích, công bằng và khả năng nộp thuế. Theo nguyên tắc lợi ích thì mọi người trong xã hội đều được hưởng những thành quả phát triển của đất nước về luật pháp, thể chế, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật tự... đồng thời cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội thông qua nộp thuế. Theo nguyên tắc "công bằng và khả năng nộp thuế" thể hiện dưới hình thức người có thu nhập cao thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít, mỗi cá nhân dù có thu nhập từ các nguồn khác nhau đều được điều chỉnh thống nhất trong một chính sách thuế, người có thu nhập thấp chưa phải nộp thuế. Một lý do nữa là kinh tế - xã hội càng phát triển, hội nhập kinh tế càng ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp, giáo dục y tế... cũng ngày một gia tăng. Bên cạnh đó việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến cơ cấu thu ngân sách cũng thay đổi theo hướng nguồn thu từ tích lũy trong nước được tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN. Thuế TNCN cũng sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng thu nội địa để ổn định thu cho NSNN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thế nhưng khả năng thu được thuế TNCN hiện nay không cao, chưa mang tính triệt để vì rất nhiều lý do như đa số thu nhập của người lao động đều trả bằng tiền mặt, hệ thống thông tin chưa phát triển, các khoản thu nhập từ thừa kế, quà tặng còn khó kiểm soát và năng lực cán bộ thuế chưa đáp ứng được sự thay đổi của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc ra đời Luật Thuế TNCN được Quốc Hội thông qua ngày 21/11/2007 và được áp dụng vào ngày 01/01/2009 là rất cần thiết và là định hướng hoàn thiện phát
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Mai Vân Anh SVTH: Nguyễn Hoàng Vũ Trang 4 triển của Thuế Thu nhập cá nhân sau 18 năm thai nghén kể từ khi Pháp Lênh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ra đời từ 1991. Với mục tiêu khái quát lại các vấn đề liên quan đến thuế TNCN, cũng như tìm thêm công tác quản lí thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong những năm qua, những khó khăn, tồn tại chủ quan lẫn khách quan mà các cơ quan quản lí thuế gặp phải, qua đó có một số đề xuất nhằm tìm ra những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lí hiện nay đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí. Vì những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý cơ bản về thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn quản lý thuế TNCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Hy vọng qua bài viết này, giúp người đọc hiểu thêm về thuế TNCN cũng như công tác quản lí thuế TNCN ở TP.Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung hiện nay. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đầu tiên người viết sẽ nên lên khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân, từ đó đi sâu nghiên cứu vào thực trạng trong công tác quản lí thuế thu nhập cá nhân từ khi luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực đến nay. 3. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp định tính, định lượng, các công cụ thống kê, và sưu tầm các tài liệu liên quan. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Trong bất kì một chế độ xã hội nào, thuế luôn luôn là một công cụ thể hiện quyền lực của Nhà nước và là nguồn tài chính chủ yếu. Với xu thế nhất thể hóa các khu vực và toàn cầu hóa nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi quốc gia nói riêng và khu vực nói chung, đã đặt các nhà hoạch định chính sách kinh tế, tài chính trước những thách thức lớn lao đòi hỏi phải cải cách toàn diện. Ở nước ta hiện nay, quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNCN nói riêng còn nhiều hạn chế kể từ việc ban hành pháp luật thuế đến tổ chức thực hiện cũng như thanh tra thuế. Nếu như chúng ta không sớm khắc phục những hạn chế này thì mục tiêu đặt ra khi ban hành luật sẽ gặp phải rất nhiều bất lợi. Chính vì thế, công tác quản lý TNCN ở Việt Nam cần phải được hoàn thiện để đáp ứng những yêu cầu trong xu thế hội nhập và phát triển nhanh chóng hiện nay. Xuất phát từ thực tế trên của Việt Nam, quán triệt đầy đủ mọi yêu cầu của Luật thuế TNCN để tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế, vận động toàn dân hiểu biết, chấp hành để góp phần đẩy mạnh công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, nhằm chống lại nạn thất thu thuế thu nhập cá nhân và tăng ngân sách nhà nước.