Content text (STEM) lí 6 Thiết bị chưng cất Rượu.docx
CHỦ ĐỀ: THIẾT BỊ CHƯNG CẤT RƯỢU 1. TÊN CHỦ ĐỀ: THIẾT BỊ CHƯNG CẤT RƯỢU (Số tiết: 02 – Vật lý 6) 2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức về Sự bay hơi và ngưng tụ (Bài 26, 27 - Vật lí 6) để thiết kế và chế tạo thiết bị chưng cất rượu bằng những vật liệu tái chế (Lon bia, ống nhưa, chai nhựa, …). Sau khi hoàn thành HS được thử nghiệm chưng cất rượu và tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm. 3. MỤC TIÊU a. Kiến thức: - Vận dụng được các kiến thức về Sự bay hơi và ngưng tụ để chế tạo được thiết bị chưng cất rượu theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể; - Vận dụng kiến thức về Sự bay hơi, ngưng tụ và tốc độ bay hơi...một cách sáng tạo để giải quyết các vấn đề tương tự (Chưng cất nước và các loại chất lỏng khác). b. Kĩ năng: - Tính toán, vẽ được bản thiết kế thiết bị chưng cất rượu đảm bảo các tiêu chí đề ra; - Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế; - Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo luận; - Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm. c. Phẩm chất: - Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học;
- Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao; - Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp; - Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm. d. Năng lực: - Tìm hiểu khoa học, cụ thể về các ứng dụng của Sự bay hơi và ngưng tụ; - Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo thiết bị một cách sáng tạo; - Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện; - Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá. 4. THIẾT BỊ - Các thiết bị dạy học: giấy A0, mẫu bản kế hoạch, … - Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “Thiết bị chưng cất rượu”: ● Lon bia đã sử dụng, keo, ống kim loại, các bình đựng bằng chai nhựa..... 5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ CHƯNG CẤT RƯỢU a. Mục đích của hoạt động - Học sinh nắm vững yêu cầu "Thiết kế và chế tạo thiết bị chưng cất rượu” các phế liệu theo các tiêu chí: Chưng cất 40ml/lần. - Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về lực Sự bay hơi, sự ngưng tụ để thiết kế và thuyết minh thiết kế trước khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho trước để chế tạo và thử nghiệm.
b. Nội dung hoạt động - Tìm hiểu về một số thiết bị chưng cất rượu trên thực tế ở gia đình hoặc trên mạng Internet
- Xác định nhiệm vụ chế tạo thiết bị chưng cất rượu đơn giản bằng các vật liệu tái chế theo các tiêu chí: ● Thiet bi dat hieu suat cao - chưng cat duoc luong ruou toi da (khoang 40ml ruou ngon/lần từ 200ml hỗn hợp cơm rượu đã lên men). ● Thiet bi don gian, vat lieu de kiem, re tien ● Có biện pháp dam bao an toan trong quá trình thực hiện. c. Sản phẩm học tập của học sinh - Mô tả và giải thích được một cách định tính về nguyên lí chế tạo thiết bị chưng cất rượu. - Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo thiết bị theo các tiêu chí đã cho. d. Cách thức tổ chức - Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về các thiết bị chưng cất rượu trên thực tế (mô tả, xem hình ảnh, video…) với yêu cầu: mô tả đặc điểm, hình dạng của thiết bị; giải thích tại sao lại chưng cất được rượu từ hỗn hợp rượu và nước. - Học sinh ghi lời mô tả và giải thích vào vở cá nhân; trao đổi với bạn (nhóm đôi hoặc 4 học sinh); trình bày và thảo luận chung. - Giáo viên xác nhận kiến thức cần sử dụng là Sự bay hơi và ngưng tụ và giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu trong sách giáo khoa và thực tiễn để giải thích bằng tính toán thông qua việc thiết kế, chế tạo thiết bị với các tiêu chí đã đưa ra. Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ a. Mục đích của hoạt động