Content text Bài 13. Vật liệu polime - GV.docx
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 4. POLYMER 1 1. Khái niệm: Chất dẻo là các vật liệu polymer có tính dẻo. Tính dẻo của vật liệu là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. Thành phần chính của chất dẻo là polymer. Ngoài ra chất dẻo còn có chất độn, chất hoá dẻo, chất tạo màu,... 2. Tổng hợp một số polymer dùng làm chất dẻo: • Một số polymer dùng làm chất dẻo thông dụng như PE, PP, PVC, PS, poly(methyl methacrylate),... được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp từ các monomer tương ứng. Poly(phenol formaldehyde) (PPF) được điều chế từ phản ứng của formaldehyde với phenol, có mặt acid làm xúc tác: 3. Ứng dụng của chất dẻo: Chất dẻo được sử dụng rất phổ biến trên thế giới để tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng trong đời sống, công nghiệp, xây dựng,... Ước tính có khoảng hai phần ba lượng polymer tiêu thụ trên thế giới là từ các chất dẻo thông dụng như PE, PP, PVC, PS. Chất dẻo Ứng dụng PE Sản xuất túi nylon, bao gói, màng bọc thực phẩm, chai lọ, đồ chơi trẻ em,... pp Sản xuất bao gói, hộp đựng, ống nước, chi tiết nhựa trong công nghiệp ô tô,... PVC Sản xuất giày ủng, rèm nhựa, khung cửa, sàn nhựa, ống nước, vỏ cáp điện, vải giả da,... PS Sản xuất bao gói thực phẩm, hộp xốp, vật liệu cách nhiệt,... Poly(methyl methacrylate) Sản xuất thuỷ tinh hữu cơ dùng làm kính máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm, bể cá,... 4. Ô nhiễm môi trường do chất dẻo và rác thải nhựa:
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 4. POLYMER 4 làm từ loại polymer này. Đáp án: Một số vật dụng được làm từ polymer thiên nhiên: túi nylon tự huỷ sinh học làm từ tinh bột; chai nước tự phân huỷ sinh học làm từ tảo biển; chỉ khâu sinh học tự tiêu; đĩa, thìa, muỗng ăn một lần làm từ cellulose,… 1. Khái niệm: Vật liệu composite là loại vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau tạo nên vật liệu mới có các tính chất vượt trội so với các vật liệu ban đầu. Vật liệu composite thường bao gồm hai thành phần chính: Vật liệu cốt có vai trò đảm bảo cho composite có được các đặc tính cơ học cần thiết. Hai dạng vật liệu cốt thường gặp là dạng cốt sợi (sợi thuỷ tinh, sợi hữu cơ, sợi carbon, vải,...) và dạng cốt hạt. Vật liệu nền có vai trò đảm bảo cho các thành phần cốt của composite liên kết với nhau nhằm tạo tính thống nhất cho vật liệu composite. Các dạng vật liệu nền điển hình như nền hữu cơ (nhựa polymer), nền kim loại, nền gốm,... 2. Ứng dụng: Vật liệu composite có nhiều tính chất vượt trội nên hiện nay được dùng phổ biến để thay thế các vật liệu truyền thống trong nhiều ngành công nghiệp và đời sống. Vật liệu composite cốt sợi được dùng phổ biến để sản xuất thân, vỏ máy bay, tàu thuyền, thân xe đua, khung xe đạp, bồn chứa, ống dẫn,... Ví dụ 1. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, vật liệu composite đã nhanh chóng được đưa vào sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là ngành vật liệu mới. a. Vật liệu composite là loại vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau, có tính chất vượt trội so với các vật liệu thành phần. b. Thành phần của các vật liệu composite gồm một vật liệu nền và một vật liệu cốt. c. Vật liệu cốt thường ở dạng sợi hoặc dạng bột, đảm bảo cho composite có được các đặc tính cơ học cần thiết. d. Vật liệu nền là chất dẻo giúp các pha gián đoạn liên kết được với nhau để tạo một khối kết dính và thống nhất, giúp bảo vệ vật liệu cốt, ổn định màu sắc, giữ được độ dẻo dai,... Trong mỗi ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai Đáp án: a. Đ. b. Đ. c. Đ. d. Đ. Ví dụ 2. Một loại vật liệu composite dùng để làm vỏ tàu thuyền được chế tạo từ sợi thuỷ tinh và nhựa polyester. Hãy xác định vật liệu cốt và vật liệu nền trong vật liệu composite trên? Đáp án: - Vật liệu cốt: sợi thuỷ tinh. - Vật liệu nền: nhựa polyester. Ví dụ 3. Nêu ưu điểm của vật liệu composite so với các polymer ban đầu. Đáp án: So với các polymer ban đầu, vật liệu composite có nhiều tính chất quý như nhẹ hơn, cách nhiệt và cách điện tốt hơn, độ bền cao hơn,... Ví dụ 4. Trình bày ứng dụng của một số loại vật liệu composite.