Content text Lớp 12. Đề KT chương 4 (đề 1).docx
CHƯƠNG IV. POLYMER (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 4 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Polymer là hợp chất có phân tử khối …..(1)….. do nhiều …..(2)….. liên kết với nhau tạo nên. Cụm từ thích hợp điền vào (1), (2) lần lượt là A. (1) nhỏ, (2) mắt xích. B. (1) nhỏ, (2) đơn vị lớn. C. (1) lớn, (2) mắt xích. D. (1) lớn, (2) đơn vị lớn. Câu 2. Chất nào sau đây là polymer? A. Glucose. B. Cellulose. C. Ethylene. D. Triolein. Câu 3. Monomer dùng để tổng hợp polyethylene (PE) là A. CH 2 =CH–CH 3 . B. CH 2 =CH–Cl. C. CHCH. D. CH 2 =CH 2 . Câu 4. Polymer nào sau đây trong phân tử có chứa nguyên tố nitrogen? A. Polystyrene. B. Poly(phenol formaldehyde). C. Polyisoprene. D. Capron. Câu 5. Tính chất vật lí nào sau đây của polymer không đúng? A. Hầu hết là chất rắn, không bay hơi. B. Không nóng chảy hoặc nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng. C. Hầu hết không tan trong nước. D. Hầu hết tan trong dung môi hữu cơ thông thường. Câu 6. Cho phản ứng sau: Phản ứng trên thuộc loại phản ứng A. cắt mạch polymer. B. tăng mạch polymer. C. giữ nguyên mạch polymer. D. trùng ngưng tạo polymer. Câu 7. Quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau (monomer) tạo thành phân tử lớn (polymer) được gọi là phản ứng A. thuỷ phân. B. trùng hợp. C. trùng ngưng. D. xà phòng hoá. Câu 8. Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng? A. C 6 H 5 –CH=CH 2 . B. H 2 N– [CH 2 ] 5 –COOH. C. CH 3 –COO–CH 2 –CH 3 . D. CH 2 =CH–CN. Câu 9. Cho các polymer sau: PE, PP, PS, PPF và poly(methyl methacrylate). Số polymer dùng làm chất dẻo là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 10. Polymer X được dùng làm ống dẫn nước thải, vỏ dây điện, vải giả da… Trên các vật dụng làm từ X, thường được in kí hiệu như hình dưới đây: X được tổng hợp từ monomer nào sau đây? Mã đề thi: 041
tổng hợp. b. Các polymer đều khá bền với dung dịch acid hoặc base. c. Những polymer khi đun nóng không bị nóng chảy mà bị phân huỷ thì được gọi là chất nhiệt rắn. d. Tất cả các polymer đều tham gia phản ứng phân cắt mạch polymer. Câu 2. Polymer X có thể chịu được nhiệt độ lên tới 160 °C nên được dùng làm ống dẫn nước nóng, hộp đựng thực phẩm có thể sử dụng trong lò vi sóng,... Các vật dụng làm từ X thường được in kí hiệu như hình bên. a. X được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp pent-l-ene. b. Hộp nhựa làm từ X có thể đựng nước sôi mà không bị biến dạng. c. X thuộc loại polymer nhiệt rắn. d. Nhựa làm từ X thuộc loại nhựa có thể tái chế. Câu 3. Tơ capron và polyacrylonitrile có công thức cấu tạo như hình dưới: a. Cả hai loại đều dùng để chế tạo tơ. b. Polyacrylonitrile được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. c. Capron thuộc loại polypeptide. d. Hai polymer đều có phản ứng phân huỷ mạch trong môi trường kiềm. Câu 4. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, vật liệu composite đã nhanh chóng được đưa vào sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là ngành vật liệu mới. Đặc biệt là các vật liệu composite polymer với các đặc tính ưu việt như nhẹ, bền với môi trường ăn mòn, độ dẫn nhiệt và dẫn điện thấp. Do vậy, loại vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong hàng không, xây dựng,... Ví dụ, 50% vật liệu chế tạo máy bay Boeing 787 là vật liệu composite. a. Sợi carbon được dùng làm vật liệu cốt trong composite do độ bền cao, nhẹ, kháng hoá chất, chịu được nhiệt độ cao và giãn nở nhiệt thấp. b. Vật liệu nền là chất dẻo giúp các pha gián đoạn liên kết được với nhau để tạo một khối kết dính và thống nhất, giúp bảo vệ vật liệu cốt, ổn định màu sắc, giữ được độ dẻo dai,... c. Thành phần của các vật liệu composite gồm một vật liệu nền và một vật liệu cốt. d. Vật liệu composite với cốt là bột gỗ được sử dụng làm ván lát sàn, cánh cửa, tấm ốp trong nội thất. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Nhựa ABS được sử dụng rộng rãi để sản xuất đồ chơi trẻ em. Công thức cấu tạo của ABS được trình bày dưới đây: Nhựa ABS được sản xuất từ bao nhiêu monomer? Câu 2. Cho các tơ: nitron; nylon-6,6; visco; cellulose triacetate. Có bao nhiêu tơ được sản xuất từ cellulose? Câu 3 Một mẫu polystyrene (PS) được dùng làm hộp xốp bảo quản thực phẩm có chứa hỗn họp gồm nhiều đoạn mạch PS có số mắt xích khác nhau và có phân tử khối trung bình là 264160. Tính số mắt xích trung bình của mẫu PS đó. Câu 4. Cho các phản ứng hóa học sau:
Trong các phản ứng trên, có bao nhiêu phản ứng làm giảm mạch polymer? Câu 5. Cho các polymer: poly(hexamethylene adipamide); amylose; nylon-6,6; cellulose. Có bao nhiêu polymer bị thuỷ phân trong môi trường acid? Câu 6. Cao su chloroprene có thể tổng hợp từ acetylene theo sơ đồ: Acelylene vinyl acelylene (C 4 H 4 ) chloroprene cao su chloroprene Cần bao nhiêu tấn chloroprene để sản xuất 1 tấn cao su chloroprene? Giả sử hiệu suất phản ứng trùng hợp là 78%. (Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.