PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Giáo án Steam: Nước và sự kỳ diệu của nước.docx

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên Dự án: “Nước và sự kỳ diệu của nước” Độ tuổi: 5-6 tuổi Người dạy: Vũ Thị Mến Ngày dạy: 03/03/2023 I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: Trẻ biết được nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Trẻ biết đặt ra các nội dung cần giải quyết: Nước có từ đâu? /Nước tồn tại như thế nào? /Các loại nước trong tự nhiên? Cách bảo vệ nguồn nước. Trẻ biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống. 2. Kĩ năng: Trẻ có kỹ năng phối hợp các giác quan khác nhau, thu thập thông tin về nước bằng nhiều cách: xem tranh ảnh, ghi hình, trò chuyện, thảo luận. Thực hành thí nghiệm đơn giản (nước bốc hơi; nước đá…) Trẻ sử dụng kiến thức đã được tìm hiểu vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế. 3.Thái độ: Trẻ tôn trọng bạn, tôn trọng đồ dùng, tham gia các hoạt động bảo vệ; nhắc nhở người khác bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị - Bộ thực hành sự ly, cốc thủy tinh, chai thủy tinh, nước lọc, bình siêu tốc - Bộ đồ dùng tạo hình. - Bảng xóa, bút xóa - Hình ảnh các nguồn nước, hình ảnh giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước. III. Tổ chức thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Giới thiệu bài (đặt vấn đề) - Các bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi là con người và các sinh vật trên trái đất sống và tồn tại được nhờ vào Trẻ nêu các yếu tố theo sự hiểu biết (nước, không
yếu tố nào? + Nếu 1 ngày hành tinh của chúng ta không có nước thì điều gì sẽ xảy ra? - Nước là một yếu tố vô cùng quan trọng với con người và các sinh vật trên trái đất vì vậy trong dự án mới này chúng ta sẽ tìm hiểu về “Nước và sự kỳ diệu của nước” 2.Phát triển bài (giải quyết vấn đề) - Cô sử dụng bảng hỏi để đặt ra các nội dung cần giải quyết. + Nước có từ đâu? + Các thể của nước + Các loại nước trong tự nhiên + Bảo vệ nguồn nước * Nước có từ đâu? Cô sử dụng bảng hỏi để giúp trẻ giải quyết vấn đề “Nước có từ đâu?” - Cô cho trẻ quan sát 1 quả địa cầu và giới thiệu về các diện tích chứa nước và diện tích là đất liền. + Theo các bạn nước ở những nơi nào? Cô mời trẻ lên vẽ mô tả những nơi chứa nước theo tưởng tượng của trẻ. (ao, hồ, sông, suối…) + Các bạn hãy suy nghĩ xem nước khi được ông mặt trời chiếu rọi vào, nhiệt độ tăng lên thì điều gì sẽ xảy ra? Cô mời 1 trẻ lên mô phỏng lại việc bốc hơi của nước theo tưởng tượng của trẻ. + Nước khi được mặt trời chiếu rọi thì sẽ bốc hơi bay lên, khi bay đến tầng khí quyển gặp khí lạnh nước sẽ ngưng tụ trong những đám mây, nhờ gió mà mây sẽ bay từ nơi này đến nơi khác. + Khi hơi nước đã tích tụ quá nặng trong những đám mây thì hiện tượng gì sẽ xảy ra hiện tượng gì? (Cô mời trẻ lên vẽ mô phỏng lại hiện tượng mưa) + Mưa sẽ rơi xuống đồi núi, sông, suối, biển… (cô cho trẻ nhắc lại quá trình tuần hoàn của nước…) *Các loại nước (nước mặn, nước lợ, nước ngọt) khí, thức ăn …) Trẻ nêu dự đoán những điều xảy ra. Trẻ nêu các vấn đề trẻ muốn tìm hiểu + Nước có từ đâu? + Các thể của nước + Các loại nước Trẻ quan sát Trẻ đưa ra những nơi có nước theo hiểu biết của trẻ và vẽ ra mô tả theo ý của trẻ Trẻ nêu ra hiểu biết của trẻ và mô phỏng lại bằng hình vẽ. Trẻ lên vẽ mô phỏng lại hiện tượng mưa Trẻ nhắc lại quá trình tuần hoàn của nước mô phỏng theo hình vẽ.
Theo các bạn trong tự nhiên có những loại nước nào? - Nước ngọt thường có ở những nơi nào (cô và trẻ vẽ hình mô phỏng lại nước ở những nơi đó) Nước ngọt còn có ở các mạch nước ngầm, ở các giếng khoan, nước máy, các hồ thủy điện… Các bạn hãy nêu lợi ích của nước ngọt? - Theo các bạn nước ở sông suối sẽ chảy đi đâu? (Vẽ mô tả lại nước biển) - Theo các bạn nước biển có vị gì? - Đố các bạn muối được làm ra từ nước ở đâu? - Làm như thế nào để tạo ra muối? (cô cho trẻ xem video cách làm muối) -Trong tự nhiên có một nơi giao nhau giữa nước ngọt và nước mặn giao nhau tại các nơi cửa sông thì được gọi là nước gì? (cô giới thiệu những vùng nước lợ thuận lợi để nuôi tôm cá...) (Cô cho trẻ xem 1 video về nơi có nước lợ) - Cô mời trẻ chỉ vào hình vẽ đã được mô tả nêu lại các loại nước có trong tự nhiên. *Các thể tồn tại của nước. - Theo các bạn nước tồn tại dưới những thể gì? (Cô sử dụng bảng hỏi để giải quyết vấn đề) * Cô cùng trẻ thực hành thí nghiệm. - Nước ở thể lỏng + Cô mời mời trẻ thực hiện rót nước từ bình nước ra cốc nước + Theo các bạn nước vừa được rót ra đang ở thể gì? + Theo các bạn nước ở thể lỏng có cầm nắm được không? - Nước ở thể hơi + Bây giờ đổ cốc nước này vào bình siêu tốc và đun sôi nó chúng ta cùng quan sát điều gì sẽ xảy ra. (trong lúc chờ nước sôi cô sẽ chuẩn bị bát thủy tinh trong, bóng kính) cô cho trẻ kiểm tra tờ bóng kính trước khi thực hành thí nghiệm. Trẻ nêu theo hiểu biết của trẻ (ao, hồ, sông, suối…) Trẻ lên vẽ mô phỏng nước ở những nơi đó Trẻ đưa ra dự đoán Trẻ vẽ mô tả nước biển Trẻ dự đoán vị của nước biển… Trẻ dự đoán Trẻ nêu lại hiểu biết của trẻ về các loại nước. Trẻ đưa ra dự đoán Thể hơi, khói, lỏng…. Trẻ thực hành cùng cô Trẻ lên thực hiện rót nước từ bình nước ra cốc nước Nước ở thể lỏng Trẻ đưa tay cầm nắm nước. Trẻ dự đoán Trẻ kiểm tra các đồ dùng thực hành thí nghiệm
- Khi nước sôi cô sẽ rót nước sôi trong bình ra, trẻ lấy bóng kính để chắn ở phía trên. - Các bạn hãy quan sát xem điều gì đang xảy ra? - Cô cho trẻ kiểm tra tờ bóng kính đã có sự thay đổi như thế nào? - Nước ở thể lỏng khi được đun sôi nhờ tác động của nhiệt độ cao đã chuyển từ thể lỏng sang thể hơi - Các bạn hãy nhớ lại xem ở nhà khi mẹ làm gì cũng có hiện tượng nước bốc hơi… - Các bạn hãy thử giải thích việc phơi không quần áo? + Nước ở thể rắn - Cùng xem lại video hôm trước chúng ta đã cho nước vào ngăn đá của tủ lạnh (xem lại video trẻ thực hiện) - Dự đoán xem kết quả của nước đang ở thể lỏng đã biến đổi như thế nào? - Trẻ quan sát và sờ thử những viên đá và nêu cảm nhận. - Theo các bạn nước ở thể lỏng nhờ vào tác động của nhiệt độ cao hay thấp đã chuyển từ thể lỏng sang thể rắn? - Trong tự nhiên đố các bạn biết nơi nào không cần đến tủ lạnh mà cũng có rất nhiều băng đá? (trẻ xem 1 đoạn video về băng tuyết) Cô mời trẻ vào vị trí đặt đồ dùng để thực hành nước ở thể lỏng, thể hơi. * Bảo vệ nguồn nước Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? Cô có các hình ảnh trẻ lên gạch chéo vào các hành động không được làm. * Cô và trẻ cùng nhắc đến vấn đề đưa ra Trẻ nêu lại các nội dung đã đưa ra giải quyết vấn đề * Trẻ thực hành mô phỏng lại quá trình tuần hoàn của nước theo tưởng tượng và bằng các nguyên vật liệu khác nhau Trẻ lấy bóng kính để chắn ở phía trên. Bóng kính có hơi nước đọng Trẻ đưa ra các giải thích cho hiện tượng bằng kiến vừa tìm hiểu Trẻ xem lại video hoạt động Đưa ra dự đoán Trẻ sờ cầm nắm và nêu cảm nhận Trẻ nêu theo hiểu biết Trẻ nêu các hiểu biết về cách bảo vệ nguồn nước Trẻ cùng nhắc đến vấn đề đã được đưa ra để giải quyết. Trẻ nhẹ nhàng lấy đồ dùng giáo cụ để thực hiện phần thực hành của mình.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.