Content text 1.(Phiên bản mới) Bản HS Bài tập theo bài học Hóa 11 cấu trúc 2025.pdf
1 ĐẶNG TIẾN DŨNG - HOÀNG TRỌNG KỲ ANH (đồng Chủ biên) ĐẶNG THANH THỦY VY – CAO LÊ HẢI MY – LÝ QUỐC TUẤN BÀI TẬP THEO BÀI HỌC CẤU TRÚC MỚI 2025 CHƯƠNG I: CÂN BẰNG HÓA HỌC Biên soạn theo chương trình mới Dùng chung cho bộ sách: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO, CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
2 Bài 1: MỞ ĐẦU VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC PHẦN A: LÍ THUYẾT I. Phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch – Trong điều kiện xác định, phản ứng chỉ xảy ra theo chiều từ chất tham gia tạo thành sản phẩm mà sản phẩm không thể tác dụng với nhau để tạo lại chất ban đầu gọi là phản ứng một chiều. Người ta dùng ký hiệu mũi tên (→) để chỉ chiều phản ứng. • Ví dụ: Phản ứng giữa H2SO4 và BaCl2 tạo chất kết tủa BaSO4, phản ứng nhiệt phân KClO3 tạo oxygen, phản ứng đốt cháy khí methane... là những phản ứng một chiều. – Trong điều kiện xác định, phản ứng xảy ra theo 2 trái ngược nhau được gọi là phản ứng thuận nghịch. Trong phương trình hóa học của phản ứng thuận nghịch, người ta dùng ký hiệu hai nửa mũi tên ngược chiều (⇋). • Ví dụ: Phản ứng giữa H2 và I2, phản ứng giữa Cl2 và H2O, phản ứng giữa H2 và N2,..là những phản ứng thuận nghịch thường gặp. II. Cân bằng hóa học 1. Trạng thái cân bằng – Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tại đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. 2. Phương pháp nghiên cứu hoá học ➢ Các chất sản phẩm có thể tác dụng với nhau tạo chất ban đầu nên là phản ứng thuận nghịch. Chiều từ trái sang phải là chiều thuận, chiều từ phải sang trái là chiều nghịch. ➢ Các chất sản phẩm không thể tác dụng với nhau để tạo chất ban đầu nên là phản ứng một chiều. A + B ⇌ C + D
3 – Bao gồm: (1) Nghiên cứu lí thuyết; (2) Nghiên cứu thực nghiệm; • Ví dụ: Quá trình phản ứng giữa hydrogen và iodine tạo thành hydrogen iodide theo thời gian xảy ra theo ảnh dưới đây. Đồ thị biểu diễn nồng độ các chất trong phản ứng theo thời gian Đồ thị biểu diễn tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch theo thời gian – Cân bằng hóa học là cân bằng động, ở trạng thái cân bằng phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra với tốc độ bằng nhau nên thành phần của hệ không thay đổi. 2. Hằng số cân bằng – Xét phản ứng thuận nghịch sau: aA + bB ⇋ mM + nN – Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng, ta có: ➢ Nồng độ phải là nồng độ mol ở trạng thái cân bằng, chỉ xét những chất ở thể khí hoặc chất tan trong dung dịch. • Ví dụ: Cho cân bằng sau: 2NO2(g) ⇋ N2O4(g). ➢ Ở thời điểm (a) trong hệ chỉ có H2 và I2, sau đó phản ứng xảy ra, HI dần dần xuất hiện, H2 và I2 giảm dần (b). Đến thời điểm (c), phản ứng đạt trạng thái cân bằng nên nồng độ các chất không thay đổi nữa (d). ➢ Biểu diễn quá trình phản ứng này qua các đồ thị như sau: KC = CM m. CN n CA a . CB b