PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text b8_doanmachnoitiep_vatli9_cd.docx

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 8: ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Lắp được mạch điện và đo được giá trị cường độ dòng điện trong một đoạn mạch điện mắc nối tiếp. - Thực hiện thí nghiệm để rút ra được: Trong đoạn mạch điện mắc nối tiếp, cường độ dòng điện là như nhau cho mọi điểm. - Tính được cường độ dòng điện trong đoạn mạch một chiếu mắc nối tiếp trong một số trường hợp đơn giản. - Nêu được (không yêu cầu thành lập): Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp. - Sử dụng công thức đã cho để tính được điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp trong một số trường hợp đơn giản. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tư duy độc lập của HS. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi thực hiện thí nghiệm tìm hiểu đặc điểm của đoạn mạch nối tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và phân tích được thí nghiệm về nội dung đoạn mạch mắc nối tiếp. Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, sáng tạo nhiều cách giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến đoạn mạch mắc nối tiếp. Năng lực đặc thù: - Nhận thức khoa học tự nhiên: + Hiểu được trong đoạn mạch điện mắc nối tiếp, cường độ dòng điện là như nhau cho mọi điểm. - Tìm hiểu tự nhiên:
+ Đề xuất, kiểm tra, dự đoán, thực hiện thí nghiệm để rút ra kết luận trong đoạn mạch điện mắc nối tiếp, cường độ dòng điện là như nhau cho mọi điểm. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Vận dụng kiến thức về cường độ dòng điện và điện trở tương đương trong đoạn mạch điện mắc nối tiếp để tỉnh được được cường độ dòng điện và điện trở tương đương của đoạn mạch điện một chiều nối tiếp trong một số trường hợp đơn giản. 3. Phẩm chất - Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm tìm hiểu đặc điểm của đoạn mạch nối tiếp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SBT, SGV Khoa học tự nhiên 9, Kế hoạch bài dạy. - Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh sơ đồ mạch điện nối tiếp,… - Máy chiếu, máy tính (nếu có). - Phiếu học tập. - Dụng cụ thí nghiệm: Mạch điện gồm hai đèn mắc nối tiếp. 2. Đối với học sinh: - HS cả lớp: + SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9. + Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS nhận định ban đầu về tính chất của một mạch điện gồm hai đèn mắc liên tiếp nhau. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về nội dung phần khởi động, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và nhu cầu tìm hiểu bài học. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh, cho biết các bóng đèn trong mạch giống hệt nhau: - GV yêu cầu HS dự đoán cách mắc các đèn và trả lời câu hỏi: Vì sao các đèn LED trong đoạn mạch điện trang trí như hình 8.1 có thể đồng loạt thay đổi độ sáng? - GV đặt thêm câu hỏi: Khi các đèn sáng như nhau tức là đại lượng nào của chúng bằng nhau? Chúng thay đổi đồng loạt độ sáng tức là đại lượng nào thay đổi đồng loạt? Từ đó đặt ra vấn đề: Các đèn được mắc với nhau như thế nào? Liệu cường độ dòng điện trong mạch có như nhau ở các đèn hay không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, nhớ lại kiến thức về sơ đồ mạch điện trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 để dự đoán, đưa ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời: Gợi ý trả lời: Dự đoán: Vì các đèn được mắc liên tiếp nhau trong mạch điện nên khi đóng hoặc mở công tắc điện thì đèn cùng sáng hoặc cùng tắt. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV không nêu đáp án, dẫn dắt vào bài mới: Bài học này, chúng ta cùng đi tìm hiểu về một cách mắc mạch điện là đoạn mạch nối tiếp. Ta cũng sẽ tìm hiểu mối quan hệ về cường độ dòng điện, điện trở tương đương của đoạn mạch trong cách mắc mạch điện này.- Bài 8: Đoạn mạch nối tiếp. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về đoạn mạch nối tiếp a. Mục tiêu:
- Vẽ được sơ đồ mạch điện gồm điện trở và bóng đèn mắc nối tiếp và biểu diễn chiều dòng điện vào sơ đồ. - Phân tích kết quả thí nghiệm để rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện đi qua từng vật dẫn trong đoạn mạch nối tiếp. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm thực hiện các nhiệm vụ để tìm hiểu về sơ đồ đoạn mạch nối tiếp và mối quan hệ giữa cường độ dòng điện đi qua từng vật dẫn trong đoạn mạch nối tiếp. c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ mạch điện nối tiếp và kết luận về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện đi qua từng vật dẫn trong đoạn mạch nối tiếp. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu về sơ đồ đoạn mạch nối tiếp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tiến hành mắc mạch điện như hình 8.2 trang 45 SGK gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp với nhau và nối tiếp với công tắc. Sau đó đóng ngắt mạch điện để HS quan sát thấy hai bóng đèn sáng tối đồng loạt. - GV yêu cầu HS trả lời nội dung Câu hỏi 1 (SGK – tr45): Vẽ sơ đồ hình 8.3 khi đóng công tắc và biểu diễn chiều dòng điện. I. ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP 1. Sơ đồ đoạn mạch nối tiếp Trong đoạn mạch nối tiếp, tại bất kì điểm nào của đoạn mạch chỉ có một dây dẫn đi qua

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.