Content text Giáo án Sinh hoạt lớp 9-Chân trời sáng tạo.pdf
Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 1: TỰ TẠO ĐỘNG LỰC VÀ ỨNG PHÓ VỚI ÁP LỰC CUỘC SỐNG TIẾT 1 - SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh bầu được ban cán sự lớp và tìm hiểu được nhiệm vụ chính của năm học. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Giao tiếp và hợp tác: Giao tiếp với bạn bè xung quanh để bầu được ban cán sự lớp cho năm học mới. - Năng lực riêng: + Trình bày được nhiệm vụ chính của năm học lớp 9. 3. Phẩm chất: + Trách nhiệm: Học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ của lớp và giáo viên giao phó. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Giao nhiệm vụ cho nhóm điều hành trong tuần, xác định mục tiêu, hình thức tổ chức hoạt động. - Chỉnh sửa kế hoạch của nhóm điều hành. - Bản cam kết thực hiện tốt nội qui của lớp học. 2. Đối với HS - Hòm bỏ phiếu kín bầu ban cán sự lớp. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp b) Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị sinh hoạt lớp. c) Sản phẩm: Thái độ của HS d) Tổ chức thực hiện: - GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp ổn định vị trí, chuẩn bị sinh hoạt lớp B. HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP 1. Phần 1: Sinh hoạt lớp a) Mục tiêu: HS biết các hoạt động trong tuần học và xây dựng kế hoạch tuần học mới b) Nội dung: - Sơ kết các hoạt động trong tuần. - Phổ biến các hoạt động tuần tiếp theo. c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS. d) Tổ chức thực hiện - Bước 1: Mở đầu buổi sinh hoạt + Giới thiệu nhóm điều hành. + Giới thiệu buổi sinh hoạt.
- Bước 2: Sơ kết hoạt động trong tuần + Đại diện tổ báo cáo. + Đại diện lớp tổng hợp, đánh giá chung. - Bước 3: Phổ biến kế hoạch tuần tiếp theo. + Nêu kế hoạch tuần tiếp theo. + Thảo luận kế hoạch tuần tiếp theo. 2. Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề a) Mục tiêu: - Học sinh bầu được ban cán sự lớp và tìm hiểu được nhiệm vụ chính của năm học. b) Nội dung: - Bầu ban cán sự lớp - Nhiệm vụ năm học mới. c) Sản phẩm: HS tham gia sinh hoạt theo chủ đề d) Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Tổ chức cho HS tự ứng cử và đề cử danh sách 05 bạn vào ban cán sự lớp. - Tổ chức cho HS bầu ban cán sự lớp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS bỏ phiếu, tổ thư kí kiểm phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Báo cáo các bạn ban cán sự lớp theo số lượng phiếu bầu từ cao xuống thấp: Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn nghệ, sao đỏ. - Tổ chức cho HS thảo luận và báo cáo về nhiệm vụ của năm học mới theo tổ. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV động viên học sinh khi bước vào năm học lớp 9. - GV tổ chức cho HS kí cam kết và đưa ra câu hỏi: ? Em cần làm gì để thực hiện tốt cam kết đề ra. - HS: Kí cam kết Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 1: TỰ TẠO ĐỘNG LỰC VÀ ỨNG PHÓ VỚI ÁP LỰC CUỘC SỐNG TIẾT 2 - SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết biến áp lực thành động lực trong cuộc sống và cách duy trì động lực. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Hiểu biết về nhu cầu của cá nhân, tránh tạo áp lực cho bản thân.
- Năng lực riêng: + Trình bày được những áp lực trong học tập và cuộc sống. + Trình bày được cách tạo động lực và duy trì động lực đó. 3. Phẩm chất: + Trách nhiệm: Học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ của lớp và giáo viên giao phó. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Giao nhiệm vụ cho nhóm điều hành trong tuần, xác định mục tiêu, hình thức tổ chức hoạt động. - Chỉnh sửa kế hoạch của nhóm điều hành. 2. Đối với HS - Nhóm điều hành chuẩn bị nội dung, tranh ảnh, video minh họa,... III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp b) Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị sinh hoạt lớp. c) Sản phẩm: Thái độ của HS d) Tổ chức thực hiện: - GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp ổn định vị trí, chuẩn bị sinh hoạt lớp B. HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP 1. Phần 1: Sinh hoạt lớp a) Mục tiêu: HS biết các hoạt động trong tuần học và xây dựng kế hoạch tuần học mới b) Nội dung: - Sơ kết các hoạt động trong tuần. - Phổ biến các hoạt động tuần tiếp theo. c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS. d) Tổ chức thực hiện - Bước 1: Mở đầu buổi sinh hoạt + Giới thiệu nhóm điều hành. + Giới thiệu buổi sinh hoạt. - Bước 2: Sơ kết hoạt động trong tuần + Đại diện tổ báo cáo. + Đại diện lớp tổng hợp, đánh giá chung. - Bước 3: Phổ biến kế hoạch tuần tiếp theo. + Nêu kế hoạch tuần tiếp theo. + Thảo luận kế hoạch tuần tiếp theo. 2. Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề a) Mục tiêu: - HS biết biến áp lực thành động lực trong cuộc sống và cách duy trì động lực. b) Nội dung: - Hệ quả, ý nghĩa của căng thẳng và áp lực - Biến áp lực thành động lực trong cuộc sống
- Trao đổi về cách duy trì động lực trong học tập và cuộc sống c) Sản phẩm: Trao đổi được kết quả của việc vận dụng các biện pháp vào việc biến áp lực thành động lực và duy trì động lực trong học tập, cuộc sống. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động 1: Hệ quả, ý nghĩa của căng thẳng và áp lực Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Đưa ra nhiệm vụ thảo luận ? Mô tả những hệ quả của căng thẳng và áp lực. ? Trao đổi về ý nghĩa của căng thẳng và áp lực vừa đủ đối với chất lượng hoạt động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân - GV: Hỗ trợ HS nếu cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS làm việc cá nhân mô tả hệ quả căng thẳng đối với bản thân. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV trao đổi về ý nghĩa của áp lực vừa đủ và lấy ví dụ minh hoạ. Hoạt động 2: Biến áp lực thành động lực trong cuộc sống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Đưa ra nhiệm vụ thảo luận ? Thảo luận mối quan hệ giữa áp lực và động lực cuộc sống. ? Trao đổi về cách biến áp lực thành động lực. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đưa ra mối quan hệ giữa áp lực và động lực trong cuộc sống. - HS thảo luận theo nhóm về các cách biến áp lực thành động lực. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS làm việc nhóm Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét Hoạt động 3: Trao đổi về cách duy trì động lực trong học tập và cuộc sống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Đưa ra nhiệm vụ thảo luận ? Trao đổi về thuận lợi và khó khăn khi tạo động lực trong học tập và cuộc sống. ? Chia sẻ những kinh nghiệm rèn luyện tạo động lực cho các bạn trong nhóm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia sẻ trong nhóm về thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của thuận lợi, khó khăn đó. - HS chia sẻ kinh nghiệm trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận