PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 06. Đề thi thử TN THPT Sinh Học 2024 - HÀ TĨNH L1.docx

SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH LẦN 1 (Đề thi có __ trang) KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Bài thi: KHTN ; Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... Câu 1. Cơ quan nào sau đây của cây đậu hà lan thực hiện chức năng thoát hơi nước? A. Thân. B. Hoa. C. Lá. D. Rễ. Câu 2. Trong quá trình hô hấp của thực vật, bào quan nào sau đây sẽ giải phóng nhiều ATP nhất? A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Ribosome. D. Trung thể. Câu 3: Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây? A. Thực quản. B. Dạ dày. C. Ruột non. D. Ruột già. Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt? A. dạ dày đơn. B. ruột ngắn. C. manh tràng phát triển. D. răng nanh phát triển. Câu 5: Quá trình nào sau đây được gọi là dịch mã? A. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. B. Tổng hợp phân tử ARN. C. Nhân đôi ADN. D. Nhân đôi nhiễm sắc thể. Câu 6: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli , chất cảm ứng lactôzơ làm bất hoạt loại prôtêin nào sau đây? A. Prôtêin ức chế. B. Prôtêin Lac Y. C. Prôtêin Lac A. D. Prôtêin Lac Z. Câu 7: Cấu trúc nào sau đây có nucleotit loại T? A. tARN. B. rARN. C. mARN. D. ADN. Câu 8: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi cấu trúc của NST? A. Mất đoạn. B. Lệch bội C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn. Câu 9. Biến dị nào sau đây không làm thay đổi vật chất di truyền của tế bào. A. Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc NST. Mã đề thi:
C. Thường biến. D. Đột biến dị đa bội. Câu 10: Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XO? A. Châu chấu. B. Chim. C. Bướm. D. Ruồi giấm. Câu 10: Đáp án A. Vì châu chấu đực có cặp NST giới tính là XO; chim đực có cặp NST giới tính là XX; Bướm đực có cặp NST giới tính là XX; Ruồi giấm đực có cặp NST giới tính là XY. Câu 11. Gen nằm ở cấu trúc nào sau đây thì di truyền theo dòng mẹ? A. Trên NST giới tính X. B. Trong ti thể. C. Trên NST giới tính Y. D. Trên NST thường. Câu 12. Trong điều kiện không phát sinh đột biến. Cặp vợ chồng nào sau đây chắc chắn không thể sinh ra con có kiểu hình lặn? A. AA × Aa. B. Aa × aa. C. aa × aa. D. Aa × Aa Câu 13: Một tế bào sinh dục đực của cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân tạo ra giao tử AB thì sẽ có thêm loại giao tử nào sau đây? A. Ab, aB, ab. B. ab. C. aB. D. Ab, aB. Câu 14: Giới đực của phép lai nào sau đây có nhiều kiểu hình hơn giới cái? A. ♀X a X a × ♂X a Y B. ♀X A X A × ♂X a Y. C. ♀X a X a × ♂X A Y D. ♀X A X a × ♂X A Y Câu 15. Một quần thể có tần số alen A = 0,3 và a = 0,7. Quần thể này có tối đa bao nhiêu kiểu gen thuần chủng? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 16: Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở: A. quần thể giao phối tự do. B. quần thể sinh sản vô tính. C. quần thể tự phối. D. quần thể ngẫu phối. Câu 17: Trong kĩ thuật chuyển gen, enzim ligaza có vai trò: A. Hình thành các liên kết phôtphodieste giữa các nuclêôtit của gen cần chuyển và ADN thể truyền. B. Cắt phân tử ADN ra khỏi tế bào cho và mở vòng ADN thể truyền. C. Hình thành liên kết hiđro giữa các nuclêôtit của đoạn gen cần chuyển và ADN thể truyền. D. Lắp ghép các đoạn ADN từ các nguồn gốc khác nhau theo nguyên tắc bổ sung Câu 18: Kỷ thuật nào dưới đây thuộc công nghệ tế bào trong tạo giống ở thực vật? A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Gây đột biến tam bội. C. Cấy truyền phôi. D. Chuyển gen từ người vào cừu.
Câu 19: Ưu điểm của phương pháp lai tế bào (dung hợp tế bào trần) là A. tạo giống cây lưỡng bội đồng hợp các gen. B. tạo cây trồng có thêm các đặc điểm quý hiếm. C. tạo giống mới mang bộ NST của hai loài. D. nhân nhanh giống cây trồng quý hiếm. Câu 20: Nhóm loài nào sau đây chủ yếu được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa? A. Động vật bậc thấp. B. Động vật bậc cao. C. Các loài dương xỉ. D. Các loài vi khuẩn. Câu 21. Khi nói về tác động của nhân tố di – nhập gen đối với cấu trúc di truyền của quần thể, phát biểu nào sau đây là sai? A. Di – nhập gen có thể làm thay đổi tần số các kiểu gen của quần thể. B. Di – nhập gen có thể làm giảm tần số của tất cả các alen có sẵn trong quần thể ban đầu. C. Di – nhập gen chỉ xảy ra khi có sự di cư hoặc nhập cư của các cá thể. D. Di – nhập gen có thể làm nghèo vốn gen của quần thể. Câu 22: Ở một quần thể thực vật xét 1 gen gồm 2 alen là A và a, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Giả sử trong điều kiện sống của quần thể, những cây thân thấp là không thích nghi và bị đào thải. Trong các nhân tố tiến hóa sau, nhân tố nào có khả năng loại bỏ hoàn toàn alen a ra khỏi quần thể hơn cả? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến a thành A. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 23: Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây đúng? A. Là phương thức hình thành loài chủ yếu gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật. B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. C. Quá trình hình thành loài thường trải qua một quá trình lịch sử lâu dài. D. Loài mới và loài gốc thường sống ở cùng một khu vực địa lý. Câu 24: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi tế bào nguyên thủy được hình thành thì tiến hóa sinh học sẽ kết thúc. B. Các đại phân tử hữu cơ đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa sinh học. C. Các tế bào sơ khai là khởi đầu của giai đoạn tiến hóa tiền sinh học. D. Giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản. Câu 25. Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân chủ
yếu là vì A. hạt khô làm giảm khối lượng nên dễ bảo quản. B. hạt khô không còn hoạt động hô hấp. C. hạt khô thì sinh vật gây hại không xâm nhập được. D. hạt khô có cường độ hô hấp đạt tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh. Câu 26. Hình dưới cho thấy mô hình của bốn dạng dị tật tim bẩm sinh thường gặp ở người. Khi nhận xét về bốn dạng dị tật tim bẩm sinh này, nhận định nào sau đây sai? A. Ở dạng 1, thể tích máu đến phổi thấp hơn dạng bình thường. B. Ở dạng 2, thể tích tâm thu của tâm thất trái tăng cao hơn dạng bình thường. C. Ở dạng 3, huyết áp tâm thu ở cánh tay cao hơn dạng bình thường. D. Ở dạng 4, huyết áp ở động mạch phổi tăng cao hơn dạng bình thường. Câu 27. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AaBbDd × AaBBDd. Ở F1 có số kiểu tổ hợp giao tử, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là: A. 32, 27 và 8. B. 32, 18 và 4. C. 16, 21 và 8. D. 32, 18 và 8. Câu 28: Trên mạch gốc của một gen chỉ có 3 loại nucleotit A, T và G. Những loại bộ ba (côđon) nào sau đây sẽ có trong phân tử mARN do gen này quy định tổng hợp? A. AUG, AUU, GUA. B. AAG, AAU, UUA. C. AUX, AAA, XUA. D. AAA, XXA, GXA. Câu 29: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp phân tử, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trên một phân tử ADN, nếu gen A nhân đôi 5 lần thì gen B cũng nhân đôi 5 lần. B. Trên một nhiễm sắc thể, nếu gen C phiên mã 10 lần thì gen D cũng phiên mã 10 lần. C. Trong một tế bào, nếu gen E ở tế bào chất nhân đôi 2 lần thì gen G cũng nhân đôi 2 lần. D. Trong quá trình dịch mã, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. Câu 30. Một đoạn mạch mã gốc của một gen chứa 10 triplet là: 3’... TAX GXG AAT TGT AAX XGX GAX GGG GXX XAT... 5’. Nếu xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit làm xuất hiện bộ ba kết thúc ở trên mARN thì có thể có tối đa bao nhiêu vị trí đột biến ở đoạn gen trên?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.