Content text Lớp 10. Đề KT chương 6 (Đề số 3).docx
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 (Đề có 5 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10 – CHƯƠNG 6 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh, chậm của các phản ứng hóa học, người ta đưa ra khái niệm A. tốc độ phản ứng. B. cân bằng hóa học. C. nồng độ. D. chất xúc tác. Câu 2. Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau: "Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên ...(1)... của ...(2)... trong một đơn vị ...(3)...". Cụm từ thích hợp điền vào chỗ “…” là A. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích. B. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian. C. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ. D. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích. Câu 3. Nhận định nào dưới đây là đúng? A. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng. B. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm. C. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng. D. Sự thay đổi nhiệt độ không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Câu 4. Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào xảy ra nhanh nhất? A. Trung hòa acid – base. B. Sắt bị gỉ. C. Tinh bột lên men rượu. D. Thức ăn bị ôi thiu. Câu 5. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nhiệt độ chất phản ứng. B. Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ....). C. Nồng độ chất phản ứng. D. Tỉ trọng chất phản ứng. Câu 6. Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO (g) + O 2 (g) 2NO 2 (g). Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ O 2 tăng 3 lần, nồng độ NO không đổi? A. Tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần. B. Tốc độ phản ứng tăng lên 9 lần. C. Tốc độ phản ứng giảm 3 lần. D. Tốc độ phản ứng giảm 9 lần. Câu 7. Khi cho cùng một lượng dung dịch axit sunfuric vào hai cốc đựng cùng một thể tích dung dịch Na 2 S 2 O 3 với nồng độ khác nhau, ở cốc đựng dung dịch Na 2 S 2 O 3 có nồng độ lớn hơn thấy kết tủa xuất hiện trước. Điều đó chứng tỏ ở cùng điều kiện về nhiệt độ, tốc độ phản ứng: A. Giảm khi nồng độ của chất phản ứng tăng. B. Không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng. C. Tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng. D. Tỉ lệ nghịch với nồng độ của chất phản ứng. Câu 8.. Lấy một chai nước ngọt có ga rót vào cốc thật nhẹ tay, sau đó từ từ cho đường cát trắng vào trong cốc (hình minh họa dưới đây). Mã đề thi: 603
Hiện tượng xảy ra là A. nước ngọt sủi bọt li ti. B. nước ngọt sủi bọt rất nhiều và mạnh. C. nước ngọt mất bọt khí. D. xuất hiện kết tủa đen. Câu 9. Khi cho cùng một lượng Zn (Zinc) vào cốc đựng dung dịch HCl, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng Zn ở dạng A. viên nhỏ. B. bột mịn, khuấy đều. C. tấm mỏng. D. thỏi lớn. Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng về xúc tác? A. Xúc tác giúp làm tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng. B. Khối lượng xúc tác không thay đổi sau phản ứng. C. Xúc tác không tương tác với các chất trong quá trình phản ứng. D. Xúc tác kết hợp với sản phẩm phản ứng tạo thành hợp chất bền. Câu 11. Sản phẩm của phản ứng được tạo ra qua các bước theo hình bên dưới: Vai trò chất X là A. chất xúc tác. B. làm tăng năng lượng hoạt hoá của chất tham gia phản ứng. C. làm giảm năng lượng hoạt hoá của chất tham gia phản ứng. D. làm tăng nồng độ của chất tham gia phản ứng. Câu 12. Cho phản ứng hóa học xảy ra trong pha khí sau: N 2 + 3H 2 2NH 3 . Phát biểu nào sau đây không đúng? Khi nhiệt độ phản ứng tăng lên, A. tốc độ chuyển động của phân tử chất đầu (N 2 , H 2 ) tăng lên. B. tốc độ va chạm giữa phân tử N 2 và H 2 tăng lên. C. số va chạm hiệu quả tăng lên. D. tốc độ chuyển động của phân tử chất sản phẩm (NH 3 ) giảm. Câu 13. Biện pháp kĩ thuật nào sau đây không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi? A. Đập nhỏ đá vôi đến kích thước thích hợp. B. Tăng nhiệt độ lên nhiệt độ thích hợp. C. Tăng nồng độ khí CO 2 . D. Thổi không khí vào lò nung vôi. Câu 14. Khi nhiệt độ tăng lên 10 o tốc độ của một phản ứng hóa học tăng lên 3 lần. Điều khẳng định nào dưới đây là đúng? A. Tốc độ phản ứng trên tăng 36 lần khi nhiệt độ tăng từ 20 o C lên 50 o C. B. Tốc độ phản ứng trên tăng 54 lần khi nhiệt độ tăng từ 20 o C lên 50 o C. C. Tốc độ phản ứng trên tăng 27 lần khi nhiệt độ tăng từ 20 o C lên 50 o C. D. Tốc độ phản ứng trên tăng 81 lần khi nhiệt độ tăng từ 20 o C lên 50 o C. Câu 15. Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng với phản ứng có chất nào tham gia? A. Chất lỏng. B. Chất khí. C. Chất rắn. D. Chất rắn, lỏng, khí. Câu 16. Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,024 mol/L. Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,022 mol/L. Tốc độ của phản ứng là A. 0,0003 mol/L. s. B. 0,00025 mol/L.s. C. 0,00015 mol/L.s. D. 0,0002 mol/L.s. Câu 17. Cho phản ứng hóa học sau: C(s) + O 2 (g) → CO 2 (g). Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên? A. Nhiệt độ. B. Áp suất O 2 . C. Hàm lượng carbon. D. Diện tích bề mặt carbon. Câu 18. Cho các phát biểu sau: (a) Phản ứng đơn giản là phản ứng xảy ra theo một bước. (b) Tốc độ của một phản ứng đơn giản tuân theo định luật tác dụng khối lượng.
Hóa chất: dung dịch hydrogen peroxide (H 2 O 2 ) 30%, bột MnO 2 . Dụng cụ: Ống nghiệm, tàn đóm đỏ. Tiến hành: Bước 1: Rót khoảng 2 mL dung dịch H 2 O 2 vào 2 ống nghiệm (1), (2). Bước 2: Thêm một ít bột MnO 2 vào ống nghiệm (2) và đưa nhanh tàn đóm đỏ vào miệng 2 ống nghiệm. a. Tàn đóm ở ồng nghiệm (1) chỉ cháy nhẹ. b. Tàn đóm ở ống nghiệm (2) bùng cháy mãnh liệt hơn. c. Sau khi phản ứng kết thúc, chất xúc tác MnO 2 cũng bị tiêu hao hết. d. Khi có xúc tác, phản ứng sẽ xảy ra qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có năng lượng hoạt hoá thấp hơn so với phản ứng không xúc tác, do đó số hạt có đủ năng lượng hoạt hoá sẽ nhiều hơn, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho đồ thị thể hiện sự thay đổi tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc thể tích khí theo thời gian Thời điểm phản ứng dừng lại là bao nhiêu giây? Câu 2. Cho các quá trình xảy ra như sau: (a) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống. (b) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanke (trong sản xuất xi măng). (c) Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn, …) để ủ rượu. (d) Tạo những lỗ rỗng trong viên than tổ ong. Có tất cả bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong các quá trình trên? Câu 3. Dưới đây là một số hiện tượng xảy ra trong đời sống: (1) Phản ứng cháy của xăng, dầu. (2) Các thanh thép ở các công trường xây dựng bị oxi hoá bởi các tác nhân trong không khí. (3) Phản ứng lên men rượu từ trái cây. (4) Nướng bánh mì. Liệt kê đáp án thành một dãy số theo thứ tự tốc độ phản ứng giảm dần từ các hiện tượng trên. Câu 4. Trong một thí nghiệm, người ta đo được tốc độ trung bình của phản ứng của zinc (dạng bột) với dung dịch H 2 SO 4 loãng là 0,005 mol/s. Nếu ban đầu cho 0,4 mol zinc (dạng bột) với dung dịch H 2 SO 4 ở trên thì sau bao nhiêu giây còn lại 0,05 mol zinc?