Content text CHỦ ĐỀ 2. LIÊN KẾT ION (File HS).doc
+ 1 ion Na + được bao quanh bởi 6 ion Cl - gần nhất và ngược lại. + Số ion cùng dấu bao quanh một ion trái dấu phụ thuộc vào kiểu mạng lưới tinh thể, số điện tích và kích thước của ion. +Do lực hút giữa các cation và anion không có tính bão hòa và tính định hướng nên chúng có xu hướng hút lẫn nhau, tạo ra mạng lưới các ion trong không gian ba chiều. b)Độ bền và tính chất của hợp chất ion - Trong tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thường là chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi ở điều kiện thường. Ví dụ: Nhiệt độ nóng chảy của MgO là 2800 °C. - Do lực hút tĩnh điện rất mạnh giữa các ion nên các tinh thể ion khá rắn chắc, nhưng khá giòn. Đây là tính chất đặc trưng của tinh thể ion. Ví dụ: Tinh thể muối ăn ở dạng rắn, cứng, nhưng khi tác dụng một lực mạnh thì bị vỡ vụn. - Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước. Khi tan trong nước, các ion bị tách khỏi mạng lưới tinh thể, chuyển động khá tự do và là tác nhân dẫn điện. - Ở trạng thái rắn, các ion không di chuyển tự do được nên hợp chất ion không dẫn điện. Tuy nhiên, ở trạng thái nóng chảy hay dung dịch, các ion có thể chuyển động khá tự do nên hợp chất ion dẫn điện. B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 PHẦN 1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (CHỌN 1 ĐÁP ÁN) MỨC 1: NHẬN BIẾT Câu 1(SBT - KNTT): Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng A. Một hay nhiều cặp electron dùng chung B. Một hay nhiều cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp. C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. D. Một hay nhiều cặp electron dùng chung và các cặp electron này lệch về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn. Câu 2(SBT - KNTT): Liên kết ion là loại liên kết hóa học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây ? A. Cation và anion B. Các anion C. Cation và electron tự do D. Electron và hạt nhân nguyên tử Câu 3(SBT - KNTT): Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây là đúng ? A. Na + 1e Na + B. Cl 2 2Cl - + 2e C. O 2 + 2e 2O 2- D. Al Al 3+ + 3e Câu 4(SBT - KNTT): Số electron và số proton trong ion 4NH là A. 11 electron và 11 proton B. 10 electron và 11 proton C. 11 electron và 10 proton D. 11 electron và 12 proton Câu 5(SBT - KNTT): Cặp nguyên tử nào sau đây không tạo hợp chất dạng 2 2XY hoặc 2 2XY A. Na và O B. K và S C. Ca và O D. Ca và Cl Câu 6(SBT - KNTT): Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao. C. Hợp chất ion dễ hóa lỏng. D. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định. Câu 7(SBT - KNTT): Liên kết ion khác với liên kết cộng hóa trị ở điểm nào sau đây ? A. Tính bão hòa lớp electron ở vỏ nguyên tử. B. Tuân theo quy tắc octet. C. Tạo ra hợp chất bền vững hơn. D. Tính không định hướng.
Câu 8(SBT - KNTT): Cho giá trị độ âm điện của một số nguyên tố sau: Na 90,93); Li (0,98); Mg(1,31); Al (1,61); P(2,19); S(2,58); Br(2,96) và Cl(3,16). Phân tử nào sau đây có liên kết ion ? A. Na 3 P B. MgS C. AlCl 3 D. LiBr Câu 9(SBT - KNTT): Nguyên tố X ở nhóm IA và nguyên tố Y ở nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. X và Y có thể tạo thành hợp chất R. Liên kết giữa các nguyên tử trong R thuộc loại liên kết nào sau đây? A. Ion B. Cộng hóa trị phân cực. C. Cộng hóa trị không phân cực. D. Hydrogen Câu 10(SBT - CTST): Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion ? A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Hợp chất ion tan tốt trong dung môi không phân cực. C. Hợp chất ion có cấu trúc tinh thể. D. Hợp chất ion dẫn điện ở trạng thái rắn. Câu 11(SBT - CTST): Hợp chất A có các tính chất sau: Ở thể rắn trong điều kiện thướng, dễ tan trong nước tạo dung dịch dẫn điện được. Hợp chất A là A. Sodium chloride B. Glucose C. Sucrose D. Fructose Câu 12(SBT - CD): Cặp nguyên tố nào sau đây có khả năng tạo liên kết ion trong hợp chất của chúng ? A. Nitrogen và oxygen B. Carbon và hydrogen C. Sulfur và oxygen D. Calcium và oxygen Câu 13. Khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron sẽ tạo thành A. phân tử. B. ion. C. cation. D. anion. Câu 14. Khi nguyên tử nhường electron sẽ tạo thành A. phân tử. B. ion. C. cation. D. anion. Câu 15. Khi nguyên tử nhận electron sẽ tạo thành A. phân tử. B. ion. C. cation. D. anion. MỨC 2: THÔNG HIỂU Câu 1(SBT – KNTT): Cho các phân tử sau: HCl, NaCl, CaCl 2 , AlCl 3 . Phân tử có liên kết mang nhiều tính chất ion nhất là A. HCl B. NaCl C. CaCl 2 D. AlCl 3 Câu 2(SBT – KNTT): Dãy gồm các phân tử đều có liên kết ion là A. Cl 2 , Br 2 , I 2 , HCl B. HCl, H 2 S, NaCl, N 2 O C. Na 2 O, KCl, BaCl 2 , Al 2 O 3 D. MgO, H 2 SO 4 , H 3 PO 4 , HCl Câu 3(SBT – CTST): Điều nào dưới đây đúng khi nói về ion S 2- ? A. Có chứa 18 proton. B. Có chứa 18 electron. C. Trung hòa về điện. D. Được tạo thành khi nguyên tử sulfur (S) nhận vào 2 proton. Câu 4(SBT – CTST): Điều nào dưới đây không đúng khi nói về hợp chất sodium oxide (Na 2 O) ? A. Trong phân tử Na 2 O, các ion sodium Na + và ion oxide O 2- đều đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon. B. Phân tử Na 2 O tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa hai ion Na + và một ion O 2- . C. Là chất rắn trong điều kiện thường. D. Không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi không phân cực như benzene, carbon tetrachloride,… Câu 5(SBT – CTST): Tính chất nào sau đây không phải của magnesium oxide (MgO)? A. Có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với NaCl. B. Chất khí ở điều kiện thường. C. Có cấu trúc tinh thể.