Content text Bài 17. Ôn tập chương 5 + đề kiểm tra - HS.docx
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 5. PIN VÀ ĐIỆN PHÂN 1 CẶP OXI HOÁ – KHỬ CỦA KIM LOẠI Dạng oxi hoá nM và dạng khử M của cùng một kim loại tạo nên cặp oxi hoá - khử, giữa chúng có mối quan hệ: nMneM⇌ THẾ ĐIỆN CỰC CHUẨN Khái niệm Thế điện cực chuẩn là đại lượng đánh giá khả năng khử giữa các dạng khử và khả năng oxi hoá giữa các dạng oxi hoá ở điều kiện chuẩn. Ý nghĩa Giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá - khử nM/M càng lớn thì tính oxi hoá của ion nM càng mạnh và tính khử của kim loại M càng yếu và ngược lại. Phản ứng hoá học giữa hai cặp oxi hoá - khử xảy ra theo chiều: Chất oxi hoá của cặp oxi hoá - khử có thế điện cực chuẩn lớn hơn oxi hoá chất khử của cặp oxi hoá - khử có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn. NGUỐN ĐIỆN HOÁ HOC Pin Galvani Pin Galvani có cấu tạo gồm hai điện cực, mỗi điện cực ứng với một cặp oxi hoá - khử và thường nối với nhau qua cầu muối. Ở anode xảy ra quá trình oxi hoá, còn ở cathode xảy ra quá trình khử. Sức điện động chuẩn của pin: pin cathode anode EEE∘∘∘ Một số nguồn điện khác Acquy thuộc loại pin sạc, được sử dụng phổ biến trong nhiều loại ô tô. Pin nhiên liệu và pin Mặt Trời là những nguồn năng lượng sạch, tiềm năng. ĐIỆN PHÂN Thứ tự điện phân Tại anode, chất khử mạnh hơn bị oxi hoá trước. Tại cathode, chất oxi hoá mạnh hơn bị khử trước. Ứng dụng Nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy: 2322AlO4Al3Odpnc Đồng được tinh luyện bằng phương pháp điện phân với anode bằng đồng thô. Mạ điện được sử dụng để trang trí bề mặt hoặc bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 5. PIN VÀ ĐIỆN PHÂN 2 Câu 1. Xét các cặp oxi hoá - khử sau: Cặp oxi hoá - khử 3Al/Al Ag/Ag 2Mg/Mg 2Fe/Fe Thế điện cực chuẩn V 1,676 0,799 2,356 0,44 a) Kim loại có tính khử mạnh nhất, yếu nhất lần lượt là A. Mg, Ag. B. Al, Ag. C. Al, Fe. D. Mg, Fe. b) Số kim loại khử được ion H + thành khí H 2 ở điều kiện chuẩn là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. c) Số kim loại khử được ion Ag + thành Ag ở điều kiện chuẩn là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 2. Cho pin điện hoá tạo bởi hai cặp oxi hoá - khử ở điều kiện chuẩn: Pb 2+ /Pb và Zn 2+ /Zn với thế điện cực chuẩn tương ứng là 0,126 V và 0,762 V . a) Xác định anode, cathode của pin điện. b) Viết quá trình xảy ra ở mỗi điện cực và phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi pin hoạt động. c) Xác định sức điện động chuẩn của pin. Câu 3. Sức điện động chuẩn của pin điện hoá gồm hai điện cực M 2+ /M và Ag + /Ag bằng 1,056 V. Trong số các kim loại Cu, Fe, Ni, Sn: a) Hãy cho biết kim loại nào phù hợp với M. b) Lựa chọn kim loại M để pin điện hoá có sức điện động chuẩn lớn nhất. Cho biết: Cặp oxi hoá - khử 2Fe/Fe 2 Ni/Ni 2Sn/Sn 2Cu/Cu Ag + /Ag Thế điện cực chuẩn (V) 0,44 0,257 0,137 0,340 0,799
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 5. PIN VÀ ĐIỆN PHÂN 3 ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 5 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về pin Galvani? A. Anode là điện cực dương. B. Cathode là điện cực âm. C. Ở điện cực âm xảy ra quá trình oxi hoá. D. Dòng electron di chuyển từ cathode sang anode. Câu 2. Giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá − khử nào được quy ước bằng 0 V? A. Na + /Na. B. 2H + /H 2 . C. Al 3+ /Al. D. Cl 2 /2Cl − . Câu 3. Nhận xét nào sau đây đúng về quá trình điện phân ở hai điện cực? A. Cation nhường electron ở cathode. B. Anion nhận electron ở anode. C. Sự oxi hóa xảy ra ở anion. D. Sự oxi hóa xảy ra ở cathode. Câu 4. Cặp oxi hoá – khử thường chứa hai chất (hoặc ion) có cùng một nguyên tố hoá học nhưng có số oxi hoá khác nhau; dạng oxi hoá chứa nguyên tử của nguyên tố với số oxi hoá ...(1)... và dạng khử chứa nguyên tử của nguyên tố đó với số oxi hoá ...(2)... Thông tin phù hợp điền vào (1) và (2) lần lượt là A. cao hơn và thấp hơn. B. dương và âm. C. thấp hơn và cao hơn. D. âm và dương. Câu 5. Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn quá trình điều chế kim loại bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Zn + CuSO 4 ZnSO 4 + Cu. B. Fe 2 O 3 + 3CO 2Fe + 3CO 2 . C. CaCl 2 Ca + Cl 2 . D. 2KCl + 2H 2 O 2KOH + H 2 + Cl 2 . Câu 6. Điện phân dung dịch nào sau đây sẽ có khí thoát ra ở hai điện cực (ngay lúc bắt đầu điện phân)? A. Cu(NO 3 ) 2 . B. FeCl 2 . C. K 2 SO 4 . D. FeSO 4 . Câu 7. Xét quá trình điện phân dung dịch NaCl 20% bằng dòng điện một chiều (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Quá trình khử xảy ra ở cathode là A. 2H 2 O + 2e → H 2 + 2OH – . B. Cl 2 + 2e → 2Cl – . C. 2Cl – → Cl 2 + 2e. D. + 22 1 HO 2H+ O + 2e 2 . Câu 8. Cho các cặp oxi hóa – khử và thế điện cực chuẩn tương ứng: Cặp oxi hóa – khử 2H + /H 2 Cu 2+ /Cu Fe 2+ /Fe Ag + /Ag Thế điện cực chuẩn (V) 0,00 +0,34 –0,44 +0,799 Khi điện phân dung dịch chứa đồng thời bốn loại cation ở trên với nồng độ mol bằng nhau, cation đầu tiên bị điện phân đầu tiên ở cathode là A. Cu 2+ . B. Ag + . C. H + . D. Fe 2+ . Câu 9. Trong công nghiệp, việc tinh chế đồng từ đồng thô được thực hiện bằng phương pháp điện phân dung dịch với anode làm bằng A. graphite. B. platinum. C. thép. D. đồng thô. Câu 10. Điều kiện chuẩn của một điện cực kim loại là điều kiện ứng với nồng độ ion kim loại là 1 M và nhiệt độ thường được chọn là. A. 298 K (25 o C). B. 273 K (0 o C). C. 0 K (- 273 o C). D. 373 K (100 o C). Câu 11. Cho các cặp oxi hoá - khử của các kim loại và thế điện cực chuẩn tương ứng:
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 5. PIN VÀ ĐIỆN PHÂN 4 Cặp oxi hoá - khử Li + /Li Mg 2+ /Mg Zn 2+ /Zn Ag + /Ag Thế điện cực chuẩn,V -3,040 -2,356 -0,762 +0,799 Trong số các kim loại trên, kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Mg. B. Zn. C. Ag. D. Li. Câu 12. Cho biết: Cặp oxi hoá – khử Cu 2+ /Cu Ag + /Ag Fe 2+ /Fe Ni 2+ /Ni Thế điện cực chuẩn, V +0,340 +0,799 –0,44 –0,257 Dãy sắp xếp các ion kim loại theo chiều tăng dần tính oxi hoá là A. Fe 2+ ; Ni 2+ ; Cu 2+ ; Ag + . B. Cu 2+ ; Ag + ; Ni 2+ ; Fe 2+ . C. Ag + ; Fe 2+ ; Cu 2+ ; Ni 2+ . D. Ag + ; Cu 2+ ; Ni 2+ ; Fe 2+ . Câu 13. Cho các cặp oxi hoá – khử và thế điện cực chuẩn tương ứng: Cặp oxi hoá – khử Cu 2+ /Cu Zn 2+ /Zn Fe 2+ /Fe Ag + /Ag Thế điện cực chuẩn (V) +0,34 –0,762 –0,44 +0,799 Pin có sức điện động chuẩn lớn nhất là A. Pin Zn – Cu. B. Pin Fe – Cu. C. Pin Cu – Ag. D. Pin Fe – Ag. Câu 14. Cho biết: 222ooo Sn/SnCu/CuFe/FeE0,137 V; E0,340 V;E0,440 V . Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra phản ứng hóa học? A. Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl 2 . B. Cho kim loại Sn vào dung dịch FeCl 2 . C. Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl 2 . D. Cho kim loại Cu vào dung dịch SnCl 2 . Câu 15. Một học sinh thực hiện ba thí nghiệm ở điều kiện chuẩn và quan sát được các hiện tượng sau: (1) Copper (Cu) kim loại không phản ứng với dung dịch Pb(NO 3 ) 2 1 M. (2) Lead (Pb) kim loại tan trong dung dịch AgNO 3 1 M và xuất hiện tinh thể Ag. (3) Silver (Ag) kim loại không phản ứng với dung dịch Cu(NO 3 ) 2 1 M. Trật tự nào sau đây thể hiện đúng mức độ khử của ba kim loại? A. Cu > Pb > Ag. B. Pb > Cu > Ag. C. Cu > Ap > Pb. D. Pb > Ag > Cu. Câu 16. Điện phân dung dịch CuSO 4 với anode bằng đồng (anode tan) và điện phân dung dịch CuSO 4 với anode bằng graphite (điện cực trơ) đều có đặc điểm chung là A. Ở cathode xảy ra sự oxi hóa: 222HO2e2OHH . B. Ở anode xảy ra sự khử: 222HO O 4H 4e . C. Ở anode xảy ra sự oxi hóa: 2CuCu2e . D. Ở cathode xảy ra sự khử: 2Cu2eCu . Câu 17. Điện phân dung dịch M(NO 3 ) n (điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi), ở cathode chỉ thu được 6,5 g kim loại M và ở anode thu được 1,2395 L khí (đkc). Kim loại M là A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Zn. Câu 18. Phát biểu nào sau đây về pin nhiên liệu là không đúng? A. Điều chỉnh được cường độ dòng điện nhờ thay đổi tốc độ dòng nhiên liệu. B. Các nhiên liệu thường là các chất vô cơ như hydrogen, carbon, sulfur,… C. Biến đổi trực tiếp năng lượng hoá học thành điện năng. D. Một trong những hạn chế của pin nhiên liệu là sự lưu trữ nhiên liệu. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai? a. Tại anode, chất (hoặc ion) có tính khử mạnh hơn thường bị điện phân trước. b. Tại các điện cực, các ion trái dấu bị điện phân trước các phần tử trung hoà. c. Tại cathode, chất (hoặc ion) có tính oxi hoá mạnh hơn thường bị điện phân trước. d. Các ion cùng dấu với điện cực sẽ không bị điện phân tại điện cực đó.