Content text T. Giáo án Sử 10 Cánh diều-Cả năm.pdf
Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể. Giải thích được khái niệm Sử học. - Trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học. Nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học và ý nghĩa một số nguyên tắc cơ bản của Sử học. - Phân biệt được các nguồn sử liệu: lời nói – truyền khẩu, thành văn, hiện vật. - Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học và bước đầu vận dụng được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Giải quyết vấn đề: thông qua việc ứng dụng một số phương pháp cơ bản của Sử học vào giải quyết các bài tập cụ thể trong quá trình học tập. • Giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm học tập; giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua cách giải thích khái niệm lịch sử, lấy ví dụ phân biệt các nguồn lịch sử trong quá trình học tập. - Năng lực lịch sử:
• Tìm hiểu lịch sử: Thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày khái niệm lịch sử, đối tượng nghiên cứu của Sử học; nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học, ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học; nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học. • Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình ảnh để phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử; giải thích được khái niệm Sử học; phân biệt các nguồn sử liệu (lời nói, truyền khẩu, thành văn, hiện vật). 3. Phẩm chất - Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề. - Có trách nhiệm trong học tập và trung thực khi tìm hiểu về lịch sử cần xuất phát từ bối cảnh cụ thể để có thể nhận xét, đánh giá khách quan. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án. - Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm. - Tranh ảnh lịch sử, kiến thức được thể hiện dưới dạng sơ đồ hóa, video clip về sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Lịch sử 10. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được trách nhiệm học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: - GV trình chiếu cho HS quan sát video, hình ảnh sự kiện lịch sử Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (T8/1945). - GV vận dụng kĩ thuật 5W-1H để trả lời câu hỏi theo mẫu. c. Sản phẩm học tập: HS điền thông tin và trình bày hiểu biết của mình về sự kiện Mỹ ném ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (T8/1945) là hiện thực lịch sử hay nhận thức lịch sử. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS cả lớp xem video clip, hình ảnh về sự kiện lịch sử Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (T8/1945). https://www.youtube.com/watch?v=LSFhep2xFGo (từ 2 phút 18). - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1 theo mẫu: When? Where? What? Who? Why? How? Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào thời gian nào? Những địa phương nào của Nhật Bản bị Mỹ Video clip cho chúng ta biết lịch sử là gì? Hiện thực lịch sử Những ai có thể tạo ra hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử? Vì sao cùng một hiện thực lịch sử nhưng lại có những Sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử được bình luận, đánh
ném bom nguyên tử? và nhận thức lịch sử là gì? nhận thức lịch sử khác nhau? giá như thế nào? - GV yêu cầu HS điền thông tin vào 2 ô When, Where. Các ô còn lại sẽ hoàn thành vào quá trình học tập bài học. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS xem video clip, hình ảnh về sự kiện lịch sử Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (T8/1945). - HS hoàn thành thông tin vào 2 ô When, Where trong Phiếu học tập số 1. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày bài làm trong Phiếu học tập số 1. + Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào tháng 8.1945. + Những địa phương của Nhật Bản bị Mỹ ném bom nguyên tử là Hi-ro-si0ma và Na-ga-sa-ki. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt vào bài học: Bình luận và đánh giá về sự kiện lịch sử Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (T8/1945) có những ý kiến đánh giá trái chiều. Ý kiến thứ nhất - Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm cho Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt sớm hơn nhiều tháng, hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến. Ý kiến thứ hai - Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử. Đó là tội ác chiến tranh, là hành vi tàn bạo chống lại loài người. Vậy lịch sử là gì? Vậy vì sao cùng một hiện thực lịch sử nhưng lại có những nhận thức lịch sử khác nhau? Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử là gì và có liên quan đến những yếu tố cơ bản nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC